Cách viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán giúp CV của bạn hoàn hảo
Tác giả: Trương Ngọc Lâm 12-08-2024
Mục tiêu nghề nghiệp kế toán là một trong những phần quan trọng nhất trong CV của bạn vì nó bổ sung cho kinh nghiệm và kỹ năng của bạn. Chúng có vai trò rất quan trọng nên điều bạn cần là biết cách viết một mục tiêu nghề nghiệp kế toán gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, chứ đừng bỏ qua phần này chỉ vì bạn không biết viết gì. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cách viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán và kèm ví dụ để CV của bạn hoàn hảo.
1. Mục tiêu nghề nghiệp kế toán là gì
Mục tiêu nghề nghiệp hay là mục tiêu trong CV kế toán trong tiếng Anh là Career Objective - là một tuyên bố ngắn gọn của bạn nhằm mô tả rõ ràng định hướng nghề nghiệp của bạn, đồng thời nó cần phải thể hiện rằng bạn là ứng viên phù hợp nhất mà công ty đang tìm kiếm. Nó như một phần bổ sung cho các phần kinh nghiệm và kỹ năng làm việc, PR bản thân một cách khéo léo.
Mục tiêu nghề nghiệp bạn ghi trong CV cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, không phải bạn thích cái gì thì đó là mục tiêu nghề nghiệp của bạn được. Nó cần phải được chỉnh sửa dựa trên thông tin mô tả công việc và văn hóa công ty. Nói chung, nó là sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố để có thể thu hút người đọc.
2. Tại sao lại cần có mục tiêu nghề nghiệp kế toán
Mục tiêu nghề nghiệp không phải là phần bắt buộc mà nhà tuyển dụng nào cũng yêu cầu ứng viên có. Tuy nhiên, một ứng viên biết viết phần mục tiêu nghề nghiệp chuẩn chắc chắn sẽ được đánh giá cao hơn người không có mục tiêu nghề nghiệp ở mức độ nào đó.
Một mục tiêu nghề nghiệp tốt sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là người có đủ tố chất với công việc. Ngoài ra, mục tiêu nghề nghiệp kế toán cũng giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn, thậm chí là hiểu hơn về bạn với tư cách bạn là người xin việc, bạn giỏi ở đâu, sở trường trong công việc là gì.
Xem thêm: Ngành Kế toán : Là gì? Học Trường nào? Ra trường làm gì?
3. Cần lưu ý gì trước khi viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán
3.1. Vị trí viết phần mục tiêu nghề nghiệp kế toán
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn nên đóng vai trò là phần mở đầu cho những mục chính. Có nghĩa đây sẽ là phần giới thiệu ngắn gọn và hấp dẫn về CV của bạn. Điều này sẽ cho nhà tuyển dụng lý do tại sao nên chọn bạn hơn bất kỳ ứng viên nào khác.
Thông thường, các mục tiêu nghề nghiệp được đặt sau tên và thông tin cá nhân của bạn trong sơ yếu lý lịch và trước các mục như trình độ học vấn trong CV, kỹ năng và kinh nghiệm bản thân.
3.2. Chuẩn bị sự trung thực trước khi viết
Mặc dù mục tiêu nghề nghiệp của bạn dựa vào mô tả nghề nghiệp mà công ty đưa ra nhưng hãy nhớ là nó dựa trên sự trung thực. Trung thực chính là câu châm ngôn tốt nhất cho sự nghiệp của bạn. Châm ngôn này áp dụng trong tất cả mọi thứ, từ viết mục tiêu nghề nghiệp, CV xin việc làm, phỏng vấn xin việc, cuộc trò chuyện với đồng nghiệp, cấp trên,...
Việc trung thực về mong muốn của bạn là đôi bên cùng có lợi, cho bạn và cả công ty tương lai của bạn. Trung thực sẽ giúp bạn tránh được những cuộc trò chuyện khó xử với đồng nghiệp và quản lý tương lai. Đồng thời, điều đó sẽ giúp nhà tuyển dụng nên đặt bạn vào vị trí nào thích hợp, có thể bao gồm cả cung cấp các khóa bồi dưỡng, phát triển hay là tìm cho bạn một người hướng dẫn phù hợp nhất.
Xem thêm: Học kế toán có khó không? Cách chinh phục ngành học kế toán
3.3. Trình bày ngắn gọn
Mỗi phần trong CV đều quý giá nên mọi phần đều đóng góp vào việc cho nhà tuyển dụng biết những mục quan trọng nhất về bạn. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn còn có thể quan trọng hơn, vì nó gần như là mục mở đầu tất cả tất cả các phần sau, nó có thể là phần đầu tiên nhà tuyển dụng sẽ đọc.
Việc bạn viết một mục tiêu nghề nghiệp ngắn gọn nhưng hấp dẫn sẽ khiến nhà tuyển dụng phải tìm hiểu về những phần khác trong CV bạn gửi. Tốt nhất, mục tiêu nghề nghiệp không nên quá 6 dòng.
Việc viết ngắn gọi không đồng nghĩa với bạn viết quá chung chung, mơ hồ, thiếu chi tiết quan trọng. Một mục tiêu nghề nghiệp phải đảm ngắn trong phạm vi có thể và cần chỉ ra những thế mạnh nổi trội của bạn, có ý nghĩa thu hút các nhà tuyển dụng chú ý.
3.4. Tránh lỗi chính tả và ngữ pháp
Phần mục tiêu nghề nghiệp có thể là một hoặc hai đoạn nhỏ, nhưng nhớ rằng, nó mở đầu cho CV của bạn và là phần đầu tiên của CV mà nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy. Nếu như bạn mắc các lỗi chính tả, ngữ pháp, hay cỡ chữ trong cv,... đặc biệt bạn ứng tuyển vào vị trí kế toán đòi hỏi sự cẩn thận và chính xác tuyệt đối, thì nó có thể khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn quá hấp tấp, không có sự đầu tư kỹ lưỡng vào công việc, không sự kỹ càng trong công nghiệp.
Phần mục tiêu nghề nghiệp phải là phần đốn gục trái tim của nhà tuyển dụng ngay từ đầu chứ không phải ngăn cản họ đọc các phần còn lại trong Cv của bạn.
Xem thêm: Việc làm kiểm toán - kế toán
4. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán
Để có thể viết được phần này, đầu tiên bạn cần xác định vai trò công việc bạn ứng tuyển là gì. Bạn hãy đọc về lịch sử tổ chức, quy mô công ty, những giá trị, tuyên bố sứ mệnh của công ty đó để biết được họ đang ở tình trạng ra sao, cần gì. Để hiểu sâu hơn, bạn có thể nói chuyện với nhân viên trong tổ chức nếu bạn quen bất cứ ai trong số họ.
Bên cạnh đó, bạn có thể đọc các bài báo, bài viết chia sẻ trên diễn đàn hay là chia sẻ với những người cùng kế toán để có thể nhận thêm lời khuyên từ họ. Bạn tìm hiểu càng kỹ về cơ cấu, cách thức làm việc của tổ chức đó càng kỹ càng tốt. Tất cả những điều này sẽ giúp mục tiêu của bạn trở nên cụ thể và phù hợp với bạn nhất.
Việc bạn đưa gì vào mục tiêu cũng sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm của bạn. Mục tiêu của sinh viên mới ra trường sẽ khác rất nhiều so với mục tiêu của người làm trong lĩnh vực này lâu năm rồi.
Bạn nên tập trung vào những lợi ích bạn có thể mang lại cho công ty. Mặc dù mục tiêu nghề nghiệp có tập trung vào kỹ năng và thành tích, nhưng đó không phải là tất cả. Hãy tập trung vào những việc những kỹ năng cụ thể của bạn mang lại lợi ích gì cho công ty. Cái nhà tuyển dụng cần đó chính là một người có các kỹ năng hoàn hảo và áp dụng cho công việc được.
Một vài ví dụ viết mục tiêu nghề nghiệp cho vị trí kế toán bạn có thể tham khảo:
Ví dụ 1: Đã từng là một kế toán công nợ, tôi đang tìm kiếm một vị trí tương tự tại công ty XYZ để nâng cao hơn nữa kiến thức của tôi về phần mềm kế toán, kỹ năng tính toán, phần mềm kế toán và giải quyết vấn đề và phân tích.
Ví dụ 2: Tôi tìm kiếm một vị trí kế toán trong quý công ty nhằm sử dụng trình độ học vấn, kỹ năng ghi sổ và phân tích của tôi để có thể giúp công ty phát triển và thành công.
Ví dụ 3:
Là một kế toán viên cao cấp có kinh nghiệm trong khu vực công và tư nhân, tôi đã mang lại thành công cho sự phát triển tại các thị trường đa dạng trên khắp khu vực Nam Á - Đông Nam Á. Đã giành được Giải thưởng kế toán của năm tại công ty cũ, tôi hoàn toàn có năng lực và kỹ năng để giúp công ty bạn phát triển bền vững, vững mạnh.
Mục tiêu nghề nghiệp kế toán là một mục các bạn phải đầu tư để nghiên cứu và viết gãy gọn, chính xác nhất. Nó có thể ngắn nhưng rất quan trọng trong việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Mong rằng với bài viết trên các bạn có thể viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán cho bản thân nhé.