Nghề sơn mài – Nghề truyền thống mang giá trị kinh tế cao

Tác giả: Phùng Hà 17-05-2024

Một trong những nghề truyền thống của dân tộc đang bị chìm vào quên lãng bởi sự phát triển hiện đại và đang dạng các ngành nghề trong thị trường việc làm hiện nay. Nghề sơn mài có từ lâu đời, đến này vẫn còn giữ được nghề truyền thống ở một số nơi. Cùng với sự phát triển của xã hội, nghề sơn mài cũng có sự chuyển mình để mang đến giá trị kinh tế tốt nhất với người nghệ nhân. Đọc ngay chia sẻ trong bài viết này để hiểu hơn với nghề sơn mài và những thông tin liên quan khác.

1. Nghề sơn mài là gì?

Nghề sơn mài là gì?

Sơn mài là một trong những chất liệu sử dụng trong hội họa truyền thống của nước ta. Sơn mài được phát triển từ sơn tà, kèm theo kỹ thuật mài thủ công truyền thông để tạo thành dòng sơn mài phục vụ việc trang trí sản phẩm và nổi tiếng nhất, được nhiều người biết đến là dòng tranh sơn mài.

Dòng tranh sơn mài truyền thống của nước ta có vật liệu tư sơn then, sơn cánh gián để làm chất kết dính hòa cùng với các loại son, bạc thếp, vỏ trai, vàng thếp,… sử dụng chúng vẽ trên nền tóc màu đen.

Nghề sơn mài hiện này không phổ biến mà chỉ còn được lưu giữ tại một số làng nghề như Đình Bảng tại Tiên Sơn, Bắc Ninh; làng nghề sơn màu Tương Bình Hiệp, Bình Dương, làng nghề sơn mài Hạ Thái,…

Nguyên liệu chính là tạo nên sơn mài phổ biến với các nguyên liệu như: Sơn lấy từ cây sơn ta hoặc dầu trám, nhựa dó, nhựa thông, dầu trẩu,…; màu trong sơn mài cổ truyền chỉ có đen và đỏ; các sản phẩm từ bạc như bạc thếp, bạc dán, bạc xay; các sản phẩm từ vàng; các sản phẩm khác từ vỏ trai,vỏ trứng, bột điệp, vỏ ốc,… Ngoài ra, thời này còn có một số cơn công nghệ được chế tạo và sử dụng thay thế các sơn mài truyền thống với nhiều ưu điểm hơn và màu sắc cũng phong phú hơn.

Nghề sơn mài là gì?

Để hiểu rõ hơn với công việc của nghề sơn mài, hãy đọc ngay những thông tin chia sẻ trong phần tiếp theo của bài viết để thấy được các công đoạn tạo ra sản phẩm bằng sơn mài như thế nào nhé!

Việc làm KD bất động sản

2. Mô tả công việc nghề sơn mài chi tiết

Để tạo ra một sản phẩm sơn mài, các nghệ nhân phải trải qua 9 công đoạn khác nhau là cốt, gắn, đánh vải, bó, hom, kẹt lót, thí, phun màu, quang toát. Nguyên lý chung được các nghệ nhân sử dụng đó là mài các vật liệu để tạo màu và phủ lên bề mặt các sản phẩm nhưng khác nhau trong kinh nghiệm làm, kỹ thuật của từng người nghệ nhân. Tuy nhiên có thể mô tả công việc sơn mài với các công đoạn chính như sau:

2.1. Công đoạn bó hom vóc

Công đoạn bó hom vóc

Công đoạn này các nghệ nhân việc hôm bó cốt gỗ - đây là đồ vật cần sơn, sử dụng giấy bản - loại giấy này được chế tạo từ gỗ dó khiến nó có độ bền tốt và rất dài hơn vải. Tiến hành bó hom vóc lần lượt theo các bước thực hiện từ dùng đất phù sa (hiện nay thì các nghệ nhân sơn mài thường dùng thay thế bằng bột đá), tiến hành trộn với sơn ta và thực hiện giã nhuyền cùng giấy bản, sau đó đem đi hôm, chít kín các vết rạn nứt. Mỗi lần sơn là lốt một lớn giầy hoặc lớp vải màn, sau đó tiến hành địc mộng mạng cá đề cài, rồi gắn sơn cho các nẹp gỗ ở sau tấm ván gỗ - tấm vóc để đảm bảo tấm vải không bị xét dọc do rạn nứt.

Sau đó phơi hoặc để gỗ khô tự nhiên trong phòng kín và có độ ẩm cao rồi mới sơn kín cả mặt trước và mặt phía sau, việc làm này của các nghệ nhân sơn mài giúp tấm vóc được bảo vệ khỏi hiện tượng thấm nước, và tránh mối mọt và không vì điều kiện của môi trường khiến gỗ bị co ngót lại. Mỗi tác phẩm sơn mài có tuổi thọ rất cao, thường kéo dài từ 400 năm – 500 năm bởi kỹ thuật xử lý tấm vóc của nghệ nhân rất kỹ càng.

2.2. Công đoạn trang trí

Công đoạn trang trí

Khi hoàn thành công đoạn trên và bạn có được một tầm vóc đảm bảo chất lượng hoặc các sản phẩm đồ vật khác, tiến đến các nghệ nhân sơn mài cần tiến hành công đoạn gắn, hoặc dán các chất liệu tạo màu lên cho sản phẩm. Sau đó tiến hành phủ lên bề mặt một lớn sơn, sau đó màu phẳng. Tiếp đến lại dùng màu.

Đặc biệt với các sản phẩm nội thất hay tượng thì người thợ sơn mài phải làm trong môi trường kín gió có thể là trong phòng kín hoặc quây màn xung quanh.

2.3. Công đoạn mài và đánh bóng

Công đoạn mài và đánh bóng

Sau công đoạn trang trí là đến công đoạn mài và đánh bóng các sản phẩm. Mỗi một lần người nghệ nhân vẽ lên sản phẩm là một lần mài để tạo nên độ bóng chìm và sâu thăm cho bức tranh hoặc sản phẩm.

Trước đây để đánh bóng người ta thường dùng đến là chuối khô giống như giấy nháp. Vì dòng tranh sơn mài hay các sản phẩm từ sơn mài không cho phép người nghệ nhân phù dầu bóng chính vì vậy công đoạn đánh bóng này vẫn phải tiến hành thủ công.

Để tạo độ mướt, độ bóng và thành công cho một bức tranh, hay một sản phẩm sơn mài bất kỳ công đoạn mài và đánh bóng cuối cùng này rất quan trọng. Để mài và đánh bóng sản phẩm các nghề nhân có thể sử dụng đến tóc rối, than củi nghiền nhỏ, đá gan gà,…

Để tạo được một sản phẩm sơn mài đi thêm thời gian là cả một quá trình thực hiện rất công phu và áp dụng nhiều kỹ thuật trong việc thực hiện của người nghệ nhân. Chính điều này đã tạo nên giá trị cho các sản phẩm sơn mài hiện nay trên thị trường.

Xem thêm: Việc làm phát triển thị trường

3. Yêu cầu công việc với nghệ nhân sơn mài

Yêu cầu công việc với nghệ nhân sơn mài

Một nghệ nhân sơn mài cần đảm bảo đáp ứng những yêu cầu công việc như thế nào? Để có thể theo đổi nghề sơn mài này buộc người lao động cần phải có sự kiên trì, niềm đam mê với nghệ thuật và sáng tạo trong công việc là rất quan trọng.

Bởi kỹ thuật thực hiện cũng không có gì quá khó, nên bất kỳ người lao động nào cũng có thể làm nghề sơn mài được. Tuy nhiên, chất lượng của sản phẩm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và kỹ thuật của người nghệ nhân.

Sự kiên trì là điều rất quan trọng, bởi mỗi sản phẩm không phải chỉ có một lớp sơn mà có rất nhiều lớn, sau khi sơn phải đợi lớp sơn đó khô mới có thể phù và tiến hành mài lớp sơn tiếp theo. Một sản phẩm có thể phù từ 10 – 16 lớp sơn như thế thì sản phẩm mới có độ bền được. Điều này không phải một sớm một chiều có thể hoàn thành nhưng giá trị của sản phẩm sau khi bán ra lại rất cao.

Ngay nay, nghề sơn mài không chỉ còn được áp dụng trong tranh, các bức câu đối, hoành khí mà còn được đưa vào ứng dụng trong nhiều các sản phẩm mỹ nghệ khác như đồ nội thất, đồ gốm sứ tạo hiệu quả kinh tế và giá trị xuất khẩu lớn cho nhiều làng nghề hiện nay. Điều này khiến yêu cầu công việc với những người nghệ nhân sơn mài cũng phải cao hơn, kỹ thuật tốt hơn, đa dạng các sản phẩm ứng dụng hơn để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trong nước và ngoài nước.

Yêu cầu công việc với nghệ nhân sơn mài

4. Mức thu nhập của nghề sơn mài như thế nào?

Bạn nghĩ nghề sơn mài mang đến thu nhập thế nào cho người nghệ nhân. Nó có thể mang đến cho người nghệ nhân mức thu nhập rất cao, nhưng cũng có thể tạo ra thu nhập không đáng kể, tùy thuộc vào sản phẩm tạo ra, số lượng và giá trị của sản phẩm trên thị trường như thế nào.

Theo thống kế, thường các hộ gia đình trong các làng nghề sơn mài hiện nay có được mức thu nhập trung bình hàng năm vào khoảng 150 triệu – 200 triệu đồng/năm. Đây là thu nhập không cao nhưng có sự ổn định với nghề truyền thống của dân tộc có từ rất lâu đời.

Mức thu nhập của nghề sơn mài như thế nào?

Hiện nay có nhiều xưởng sản xuất các sản phẩm về sơn mài như đồ gốm, sứ, đồ nội thất tạo mức thu nhập cho người lao động mỗi tháng từ 10 triệu – 15 triệu đồng/tháng. Điều đó có thể thấy được giá trị của các sản phẩm được tạo ra từ nghề sơn màu rất lớn, không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn đang vươn mình hơn để phát triển trong nền kinh tế hiện đại ngày nay.

Xem thêm: [Bật mí] Nghề khảm trai là gì? - Nét độc đáo hàng nghìn năm tuổi

5. “Giữ lửa” với nghề sơn mài truyền thống

Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế hiện đại, các ngành nghề được đa dạng, nhiều người dân hiện nay đang hướng đến lựa chọn những công việc trong thời buổi kinh tế thị trường mở cửa hiện nay như kinh doanh, marketing, IT,.. Việc chạy theo xu hướng việc làm của thị trường khiến nhiều người bỏ lại nghề sơn mài và chạy theo hướng phát triển của xã hội.

Một nghề truyền thống sơn mài của dân tộc với nhiều làng nghề khác nhau từ xa xưa đến này, cần được bảo tồn và biết cách để “giữ lửa” nhiệt huyết với nghề cho những lớn trẻ tương lai mới. Hiện nay có nhiều chính sách của nhà nước trong việc phát triển và duy trì đối với các làng nghề truyền thống, trong đó không thể bỏ qua được nghề sơn mài.

“Giữ lửa” với nghề sơn mài truyền thống

Đặc biệt để mang đến hiệu quả kinh tế tốt hơn với người lao động, các nghệ nhân cũng đang dần đưa vào áp dùng kỹ thuật sơn mài trên nhiều các sản phẩm hiện nay. Nó không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế và còn giúp duy trì và phát triển nghề sơn mài truyền thống của dân tộc.

Ngày này khi công nghệ và khoa học phát triển với sự sáng tạo của nhiều loại sơn có thể sử dụng thay các loại sơn truyền thống tạo màu sắc đa dạng hơn cho sản phẩm và đảm bảo đáp ứng được thị hiếu ngày càng khó tính của khách hàng không chỉ trong và ngoài nước. 

Với kỹ thuật tỉ mỉ, tốn nhiều thời gian và công sức để hoàn thành được một sản phẩm sơn mài, điều này tạo độ bền và giữ màu cực lâu cho các sản phẩm được tạo ra. Chính độ bền này đã khiến giá trị của tranh sơn mài hay các sản phẩm khác ứng dụng từ sơn mài có giá trị cao về kinh tế. Nếu biết cách phát huy và đi đúng hướng theo sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, đây chắc chắn sẽ là một nghề tạo thu nhập hấp dẫn với các nghề nhân lành nghề đó nhé!

Qua chia sẻ về nghề sơn mài trong bài viết này giúp bạn hiểu rõ được các công đoạn chính để tạo nên một sản phẩm sơn mài. Ngoài ra các thông tin khác được chia sẻ hy vọng sẽ giúp ích và bổ xung thông tin, kiến thức và sự hiểu biết cho bạn với nghề truyền thông có từ rất lâu đời này.

Tham khảo ngày bản mô tả công việc nghề sơn mài chi tiết và đầy đủ nhất tại đây: Tải xuống ngay