Phân biệt Marketing và truyền thông để sử dụng chính xác nhất
Tác giả: Hoàng Châu Lâm
Marketing và truyền thông là những từ ngữ hẳn rất phổ biến và được nhiều người nhắc đến. Thế nhưng, hai từ ngữ này có thực sự được hiểu đúng nghĩa, có được sử dụng phù hợp hay không vì nó có nhiều điểm tương đồng khiến người khác nhầm lẫn. Vậy cùng work247.vn làm rõ nội dung cũng như phân biệt Marketing và truyền thông nhé.
1. Phân biệt Marketing và truyền thông qua các tiêu chí
1.1. Phân biệt qua khái niệm Marketing
1.1.1. Khái niệm Marketing
Marketing theo Philip Kotler là quá trình, hoạt động tổng hợp các chiến lược nhằm giúp cho hoạt động của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến gần với khách hàng. Mục tiêu của Marketing chính là mang lại sự thỏa mãn những mong muốn của khách hàng, qua đó đem lại lợi nhuận và phát triển doanh nghiệp, cạnh tranh trên thị trường.
Một số chiến lược như sản phẩm, giá, kênh phân phối, xúc tiến hỗn hợp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được doanh nghiệp đẩy mạnh, dành nhiều sự quan tâm.
Marketing không chỉ đơn thuần là bán sản phẩm hay quảng cáo mà marketing bao gồm cả một chuỗi các hoạt động khác nhau từ việc nghiên cứu thị trường để phân đoạn, lựa chọn thị trường mục tiêu, nghiên cứu khách hàng để tìm ra những vấn đề của họ, lập kế hoạch marketing cụ thể, đánh giá, kiểm soát và đo lường hoạt động……
1.1.2. Khái niệm truyền thông
Truyền thông với tên tiếng Anh là Communications, là kiểu tương tác xã hội, là quá trình chia sẻ thông tin, tương tác giữa ít nhất giữa hai đối tượng trở lên. Truyền thông không chỉ dừng lại ở truyền tải thông tin mà nó còn tạo hình ảnh, xây dựng thương hiệu.
Nội dung được chia sẻ được xây dựng trên nhiều quy tắc, tín hiệu chung được truyền tải dưới nhiều hình thức khác nhau. Đó có thể những bài viết, bài báo, video, hay những hoạt động chia sẻ nhận thức, thái độ, ý định, mong đợi của khách hàng với nhau.
Truyền thông là một lĩnh vực rất rộng và nó bao gồm nhiều chuyên ngành sâu hơn có thể kể đến như báo chí, sáng tạo nội dung, PR, thiết kế ấn phẩm truyền thông, hoạch định các chiến lược xây dựng thương hiệu.
Hiện nay, còn một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong các chiến dịch cũng như các hoạt động Marketing nói chung đó là truyền thông marketing tích hợp (IMC - Integrated Marketing Communication). Đây là cách thức marketing phối hợp giữa các công cụ lại với nhau tạo nên một thể thống nhất, truyền tải nội dung thông điệp về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Xem thêm: Bạn nghĩ sao về câu hỏi marketing có phải là quảng cáo không?
1.2. Mục đích cốt lõi
Đối với marketing, mục đích cốt lợi được dựa trên sản phẩm và doanh thu, KPI của marketing được đo lường dựa trên sản phẩm bán ra. Một số công việc của marketing có thể kể đến như phát triển sản phẩm, định vị thương hiệu, phân đoạn thị trường mục tiêu, định giá sản phẩm, xác định kênh phân phối phù hợp, sử dụng kết hợp các công cụ để xúc tiến bán. Marketing là một lĩnh vực gần như ở ngành nghề, hình thức kinh doanh nào cũng thấy. Ngay cả những tổ chức phi lợi nhuận cũng rất cần đến marketing để có thể tiếp cận được sản phẩm, dịch mà họ cung cấp, để có thể mời được sự góp sức từ các nhà hảo tâm.
Còn đối với truyền thông, dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt còn nghĩa là giao tiếp. Truyền thông không nhằm mục đích bán bao nhiêu sản phẩm mà hướng đến việc truyền tải thông tin tới rộng rãi tới công chúng để tăng nhận thức và xây dựng uy tín của thương hiệu đối với công chúng. Các nội dung thông điệp thường được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như TVC, bài viết, poster, tờ rơi, quảng cáo ngoài trời OOH…..
1.3. Đối tượng mục tiêu
Vì mục tiêu là bán được hàng nên marketing luôn hướng khách hàng mục tiêu của mình, đó là những người sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm, dịch vụ, đem lại doanh thu doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Truyền thông hướng đến việc tăng nhận thức, tạo uy tín thương hiệu nên đối tượng là công chúng bao gồm cả khách hàng mục tiêu, cả những khách hàng tiềm năng cũng như có thể tiếp cận đến những người không phải là khách hàng. Mục đích của truyền thông là làm sao lan tỏa được thông điệp nhiều nhất trong cộng đồng nên vì thế các bạn có thể hay thấy các nghệ sĩ, ngôi sao, người mẫu nổi tiếng lại quảng cáo cho các thương hiệu.
2. Giữa Marketing và truyền thông có mối quan hệ như thế nào?
Dù có sự khác biệt nhau nhưng giữa Marketing và truyền thông có mối quan hệ chặt chẽ khi chúng đứng với nhau. Marketing và truyền thông sẽ bổ trợ cho nhau để tạo những chiến lược, chiến dịch thành công.
Gần như trong nhiều doanh nghiệp, truyền thông sẽ là bộ phận nhỏ của marketing. Mọi vấn đề của marketing đều xuất phát từ khách hàng nên việc “giao tiếp” với khách hàng để tìm ra những vấn đề của khách hàng. Chính vì thế, truyền thông cũng là bước đầu để sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Để có thể bán được hàng, khách hàng phải biết đến sản phẩm đó, giữa thị trường vô số hàng hóa tương tự nhau, truyền thông sẽ luôn đi đầu để tạo nhận thức và xây dựng uy tín của thương hiệu. Sau khi có được điều đó rồi thì khách hàng sẽ mua sản phẩm là mục tiêu của marketing mới đạt được.
Khi đặt chúng với nhau, mục tiêu cũng như đối tượng hướng đến sẽ bao trùm lấy nhau, cả Marketing và truyền thông đều hoạt động dựa trên lấy giá trị của khách hàng làm trung tâm.
Cùng lấy một ví dụ điển hình để bạn hiểu rõ hơn. Nghi đang mở tivi để xem một chương trình nào đó thì sẽ có phần quảng cáo được chèn thêm vào. Bạn đã bao giờ thấy quảng cáo của dầu gội Thái Dương chưa? Trên thị trường lúc này đã có sự xuất hiện của rất nhiều loại dầu gội nhập khẩu rất phổ biến như Clear, Sunsilk…., cạnh tranh đối với các sản phẩm là dầu gội trong nước. Khi tiếp cận đến thị trường, dầu gội Thái Dương đã cho ra mắt TVC quảng cáo có slogan gây thương nhớ cho người xem “Dầu gội dược liệu Thái Dương 3, 3 ngày không gàu, không ngứa… Từ câu slogan dễ nhớ đó mà dầu gội Thái Dương được nhiều người biết đến và họ sẽ mua để sử dụng. Thành công trong việc giao tiếp với khách hàng, dầu gội Thái Dương đã có sự tăng trưởng nhất định.
Xem thêm: Các hình thức quảng cáo truyền thống đa dạng thế nào?
3. Các lĩnh vực chuyên sâu của Marketing và truyền thông
3.1. Lĩnh vực Marketing
Một số lĩnh vực chuyên sâu của marketing có thể kể đến như nghiên cứu và phân tích thị trường, quản trị marketing, truyền thông marketing tích hợp, bán hàng cá nhân, marketing mạng xã hội…..Công việc này thường liên quan đến KPI số lượng bán hàng cho doanh nghiệp.
3.2. Lĩnh vực truyền thông
Bạn sẽ không phải chịu áp lực của số lượng bán hàng giống như Marketing, nó thiên về sáng tạo nhiều hơn và bạn phải thường xuyên đổi mới mình. Với sự phát triển các công nghệ hiện đại ngày nay, việc có nhiều mạng xã hội tích hợp kiếm tiền cũng khiến cho các bạn trẻ có cơ hội sáng tạo và phát triển bản thân, có thể tự làm tại nhà mà không đến các doanh nghiệp. Một số lĩnh vực điển hình như: chạy quảng cáo, quay dựng video, thiết kế, viết báo….
Trên đây là những thông tin về hai lĩnh vực phổ biến mà dễ gây nhầm lẫn, work247.vn đã giúp bạn phân biệt Marketing và truyền thông. Vì thế mà hãy sử dụng các thuật này cho đúng nhé.