Quy trình nghiên cứu định lượng. Các điều cơ bản trong nghiên cứu
Tác giả: Phùng Hà
Nghiên cứu định lượng là một cách tư duy được áp dụng không chỉ với nghiên cứu khoa học, mà còn cả trong hoạt động kinh doanh. Bạn đã thực sự nắm rõ quy trình nghiên cứu định lượng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thể nắm rõ cách làm thú vị này nhé!
1. Nghiên cứu định lượng là gì?
Theo lý thuyết, nghiên cứu định lượng là phương pháp nghiên cứu tập trung vào việc quan sát, đo lường, giải thích mối quan hệ của các biến bằng các mối quan hệ định lượng.
Hiểu một cách đơn giản, nghiên cứu định lượng chỉ đơn giản là phương pháp điều tra, quan sát để giải thích các sự vât, hiện tượng thông qua các con số.
Phương pháp nghiên cứu này thường bắt đầu đầu tiên là đánh giá, kiểm định các hàng hóa, sản phẩm theo đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật. Phương pháp này được áp dụng trong các môn kinh tế, tâm lý, xã hội, y tế,…Ví dụ khi áp dụng trong kinh tế, ta sẽ đo lường mức độ hài lòng của khác hàng, đo lượng mức độ trung thành,…
2. Mục đích của phương pháp
Sau khi hiểu sơ lược về quy trình nghiên cứu đinh lượng, tiếp theo chúng ta cần tìm hiểu mục đích của nghiện cứu định lượng này là gì. Về cơ bản, nghiên cứu định lượng chỉ thành công khi đạt 2 mục đích sau.
Mục đích đầu tiên, phương pháp cần đạt được khi kiểm định các giả thuyết đã có được từ lý thuyết. Có thể lấy ví dụ như kiểm định giả thiết mức độ hài lòng của người lao động khi tăng lương hay giảm lương.
Mục đích thứ hai là đo lường các mối quan hệ thông qua các con số . Ví dụ như chúng ta sẽ đo môi quan hệ giữ giá cá cha và giá cá ngừ vây xanh.
Trong quá trình nghiên cứu, nó sẽ cho chúng ta thấy sự kết nối giữa quan sát thực nghiệm và biểu thức toán học của mối quan hệ định lượng.
Phương pháp này yêu cầu chúng ta luôn phải nghiên cứu chi tiết, cụ thể, rõ ràng các số liệu một cách chính xác nhất. Để có được số liệu chính xác, phương pháp này sẽ phải sử dụng các công cụ phân tích thống kê.
3. Phương pháp thu thập dữ liệu
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trong nghiên cứu định lượng, tùy theo từng ngữ cảnh, chúng ta sẽ chọn những phương pháp phù hợp nhất. Có tất cả 4 phương pháp khác nhau được những người làm nghiên cứu khuyên dùng.
3.1. Phương pháp phỏng vấn một điểm
Ở phương pháp này, chúng ta sẽ tập trung tất cả những người tham gia phỏng vấn tại một địa điểm cố định. Sau đó, họ sẽ được phỏng vấn về một nội dung của một chủ đề mà chúng ta cần nghiên cứu. Cách làm của phương pháp này giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí và thời gian.
3.2. Phương pháp phỏng vấn tại nhà
Phương pháp này đòi hỏi chúng ta cần mất nhiều thời gian và công sức. Tức là chúng ta sẽ đến trực tiếp trao đổi với người phỏng vấn ở ngay chính ngôi nhà của họ. Những buổi phỏng vấn của phương pháp này thường diễn ra trong thời gian ngắn, để tránh làm mọi người bị mất bình tĩnh.
3.3. Phương pháp quan sát
Khi sử dụng phương pháp này, chúng ta sẽ không còn tập trung vào câu hỏi hay những câu trả lời mà người phỏng vấn sẽ nói. Chủ yếu, chúng ta sẽ dùng chính khả năng quan sát của mình để tự tìm câu trả lời. Ở phương pháp này, đòi hỏi chúng ta luôn ở tinh thần tập trung cao độ. Chúng ta luôn cần đưa ra nhiều mục tiêu hơn để nắm bắt các ý của người phỏng vấn.
3.4. Cách điều tra bằng bộ câu hỏi
Đây là một dạng phổ biến mà mọi người ưu dùng bởi tính nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và công sức. Tuy nhiêu, sự phản hồi những câu hỏi thường không cao, đòi hỏi mất nhiều công sức khi làm câu hỏi. Nhưng đây vẫn cũng là một cách làm đáng để nghiên cứu.
Ở phương pháp này, cũng giống như cái tên của nó, chúng ta thường chuẩn bị một bộ câu hỏi để người phỏng vấn có thể thoái mái trả lời. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý kỹ khi chuẩn bị câu hỏi. Điều kiện đầu tiên, các câu hỏi này phải có tính toàn diện, bao quát, khái quát nhất cho tổng. thể nghiên cứu. Điều kiện thứ hai, bộ câu hỏi phải có đặc điểm riêng, tiêu chí cho từng đối tượng nghiên cứu.
4. Các bước của quy trình nghiên cứu định lượng
Để tiến hành một cuộc khảo sát nghiên cứu định lượng, chúng ta sẽ cần phải thực hiện những bước sau.
4.1. Xây dựng bộ câu hỏi
Ở bước này, chúng ta cần xây dựng một bộ câu hỏi. Để tạo một bộ câu hỏi ưng ý, chúng ta cần tiến hành 3 giai đoạn:
Đầu tiên là giai đoạn 1, xây dựng bộ câu hỏi thô. Chúng ta sẽ dựa trên nền tảng các thông tin cần thu thập trên lý thuyết và các nghiên cứu.
Sau đó, ở giai đoạn 2, ta cần phải chọn lọc, điều chỉnh các câu hỏi trên ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn. Phỏng vấn thử các khách hàng ngẫu nhiên để kiểm tra tính khả thi của câu hỏi. Từ đó, ghi nhận ý kiến của họ về mong muốn trong chủ đề mà câu hỏi đã nêu ra.
Cuối cùng, ở giai đoạn 3, điều chỉnh và hoàn tất bảng câu hỏi để tiến hành thực hiện những câu hỏi chính thức.
4.2. Xác định các mẫu và thang đo cho việc khảo sát
Hiện nay, theo các nhà nghiên cứu thì chưa có quy định về kích cỡ và số lượng các mẫu nghiên cứu. Chúng ta sẽ tiến hành tạo kích cỡ mẫu dựa trên phương pháp ước lượng trong từng trường nghiên cứu.
4.3. Tiến hành gửi phiếu điều tra
Chúng ta sẽ gửi phiếu điều tra khách hàng thông qua đường bưu điện với sự giúp đỡ của bộ phận chăm sóc khách hàng. Chúng ta sử dụng phương xác suất để chọn những khách hàng ngẫu nhiên dựa trên dữ liệu của ngân hàng.
4.4. Liên hệ khách hàng
Sau một tuần, nếu chúng ta không nhận được hồi âm của khách hàng, chúng ta sẽ tiến hành gọi điện để tìm câu trả lời khách hàng. Ngoài ra, chúng ta có thể tiến hành đặt phiếu điều tra tại quầy giao dịch để khách hàng trả lời và gửi trả tại đó.
4.5. Thu nhận câu trả lời và xử lí dữ liệu
Sau khi đã nhận được câu trả lời đầy đủ từ phía khách hàng, chúng ta sẽ xử lí dữ liệu bằng các công đoạn sau.
Đầu tiên, xác định mô hình và các mối quan hệ mà trong bộ câu hỏi đã nêu. Sau đó, chúng ta sẽ cần xác định các biến số cho chủ để chính. Điều này, khiến chúng ta cần xác định thước đo để so sánh các biến số. Ở công đoạn thứ ba này, chúng ta cần xác định các nguồn thông tin và sử dụng phương pháp để th thập. Cuối cùng, chúng ta sẽ sử dụng phương pháp thống kê để chọn lọc các thông tin.
5. Tính ứng dụng
Nghiên cứu định lượng có tính ứng dụng vô cùng đa dạng, chúng ta sử dụng trong nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ví dụ như trong kinh tế, chúng ta sẽ đo mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ, độ tin tưởng của người tiêu dùng, đánh giá sự chấp nhận công nghệ mới của người lao động trong công ty. Chính phương pháp này đã giúp cho doanh nghiệp tạo uy tín, thu hút đầu tư từ các nhà tài chính.
Không những thế, phương pháp còn được ứng dụng trong kỹ thuật để nghiên cứu mối quan hệ giữa lực cản không khí và sai số trong vật lý, nghiên cứu sự tiêu hao năng lượng trong hạ thủy tàu biển.
Tất cả các dữ liệu trên đều sẽ được sắp xếp thành mô hình toán học, mô hình kinh tế lượng, được sắp xếp để phân tích và đo lường thành những số và lượng.
Như vậy, chúng ta đã đi sâu vào quy trình nghiêu cứu định lượng. Để từ đó, có thể ứng dụng không chỉ trên giảng đường đại học mà còn trong tất cả các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Hy vọng, bài chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ phần nào và có cách áp dụng của riêng mình. Work247.vn sẽ đi cùng bạn trong những bài tiếp theo.