Tìm hiểu bản mô tả công việc chuyên viên pháp chế đầy đủ nhất
Theo dõi work247 tạiChuyên viên pháp chế, một công việc liên quan đến luật pháp khá nhiều, thế nhưng bạn có biết công việc cụ thể mà họ phải làm là gì hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu mô tả công việc chuyên viên pháp chế đầy đủ nhất trong bài viết bên dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu chung về chuyên viên pháp chế
Nhiều doanh nghiệp hiện nay hoạt động không thể thiếu đi chuyên viên pháp chế trong doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp trực tiếp họ về làm việc cho công ty mình, thế nhưng cũng có những doanh nghiệp thuê ngoài với hình thức tư vấn và trả thù lao theo giờ. Điều này chứng tỏ chuyên viên pháp chế luôn dành được một sự ưu ái đặc biệt trong các doanh nghiệp, họ có một tầm quan trọng, vậy họ là ai?
Chuyên viên pháp chế là những người làm và chịu trách nhiệm về vấn đề pháp lý cho các doanh nghiệp. Họ sẽ là người đảm bảo mọi hoạt động của công ty đều theo quy định của pháp luật và đảm bảo danh tiếng cho doanh nghiệp.
Chắc chắn khi đảm nhận công việc này chuyên viên pháp chế phải là người cực kỳ am hiểu về pháp luật doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh của công ty. Họ không những có chuyên môn sâu mà còn phải nhạy bén trong thời buổi kinh tế như hiện nay nữa.
Để hiểu hơn về công việc của chuyên viên pháp chế thì bạn đừng bỏ lỡ những nội dung trong phần bên dưới đây nhé!
Xem thêm: CV ngành Luật - Pháp Lý
2. Mô tả công việc chuyên viên pháp chế
Công việc của chuyên viên pháp chế hoạt động trong từng doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh khác nhau thì nhiệm vụ họ đảm nhận cũng sẽ khác nhau. Thế nhưng nhìn chung thì cũng sẽ phải làm các công việc cụ thể như sau:
2.1. Cung cấp cho doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến pháp luật
Đương nhiên rồi, một chuyên viên pháp chế khi được một doanh nghiệp thuê về làm việc thì điều quan trọng chính là cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề pháp luật cho doanh nghiệp. Để cầm đầu được một doanh nghiệp, người đứng đầu luôn có bản lĩnh, chính vì thế mà họ đủ sức đọc được các quy định pháp luật. Thế nhưng họ cần đến chuyên viên pháp chế là vì họ tiếp cận luật pháp một cách sâu rộng hơn, họ am hiểu về những quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh. Sau đó họ sẽ cung cấp những thông tin mà doanh nghiệp cần trong kinh doanh. Ở đây không đơn thuần là cung cấp mà còn phải giải thích sao cho các doanh nghiệp hiểu nữa.
2.2. Làm việc cùng với quản lý để xây dựng chiến lược phòng vệ hiệu quả cho công ty
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, họ cũng đều cần phải xây dựng những chiến lược phòng vệ cho chính mình để phòng khi các tình huống xảy ra. Trong đó khi xây dựng các chiến lược thì đều cần phải phối hợp với chuyên viên pháp chế xem khi hoạt động có vướng mắc vào quy định nào hay không, hay cách để giải quyết vấn đề đó là như thế nào. Hầu hết các bộ phận đều phải làm việc chung với nhau để đưa ra một chiến lược đúng đắn nhất cho doanh nghiệp.
2.3. Tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá hoạt động rủi ro liên quan đến các quyết định kinh doanh
Chưa hết, chuyên viên pháp chế không những am hiểu về pháp luật mà họ còn phải tham gia vào các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng khi doanh nghiệp quyết định về mảng nào đó, ở đây họ chỉ nghiên cứu và đánh giá rủi ro về mặt pháp lý, xem hậu quả cần phải lường trước là gì và có cách nào tốt hơn mà vẫn đảm bảo tuân theo pháp luật hay không. Tất cả những điều đó họ đều phải phân tích và đánh giá sao cho tốt.
2.4. Đưa ra những lời khuyên về vấn đề pháp lý
Sau khi nghiên cứu và đưa ra các vấn đề pháp lý cho doanh nghiệp thì chuyên viên pháp lý cần phải đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp. Vẫn biết là quyết định sẽ nằm trong tay chủ doanh nghiệp, thế nhưng sau khi đưa ra những rủi ro và cái được thì doanh nghiệp có thể suy nghĩ lại về lời khuyên đó. Bởi không có một doanh nghiệp nào lại muốn hoạt động trái với quy định của pháp luật cả. Khi làm như vậy sẽ bị pháp luật nhòm gó đến và uy tín cũng giảm trên thị trường.
2.5. Tạo các mối quan hệ tin cậy bên ngoài công ty
Không chỉ có tìm hiểu và nghiên cứu về pháp luật, chuyên viên pháp luật còn phải tạo các mối quan hệ tốt bên ngoài công ty như các cơ quan chuyên quyền bên ngoài để tạo sự tin tưởng. Việc xây dựng mối quan hệ này sẽ rất phức tạp, bạn cần phải có khả năng giao tiếp tốt và tạo mối quan hệ tốt thì mới có thể làm được.
2.6. Xử lý các vấn đề với những bên liên quan
Công việc của chuyên viên pháp lý còn phải xử lý các vấn đề liên quan đến các bên khác như bên khách hàng, đối tác. Các vấn đề liên quan phát sinh này chủ yếu về mảng pháp lý pháp luật. Chính vì thế mà chỉ có chuyên viên pháp lý am hiểu thì mới đảm nhận tốt công việc này.
Việc xử lý các vấn đề liên quan phải rất khéo léo và cẩn thận bởi có nhiều bên là đối tác lâu năm chiến lược của công ty nữa.
2.7. Soạn thảo các văn bản, giấy tờ, đảm bảo đầy đủ quyền lợi của công ty
Việc soạn thảo vản bản, công văn thông thường là công việc của thư ký hay của một bộ phận nhân sự nào đó trong công ty. Thế nhưng với những loại giấy tờ mang tính đặc thù cao như: hợp đồng, văn bản pháp luật, quyết định, phụ lục bổ sung, …cần phải đảm bảo độ chính xác và chuyên nghiệp. Chính vì thế mà sẽ cần đến chuyên viên pháp lý trong vấn đề này.
2.8. Giải thích vấn đề luật pháp cho mọi người trong công ty
Không chỉ đơn giản là giải thích về luật pháp cho cấp trên hiểu mà chuyên viên pháp lý còn phải giải thích luật pháo cho mọi người trong công ty để họ hiểu và tuân thủ đúng quy định. Bởi điều này ảnh hưởng khá nhiều đến danh tiếng và uy tín của mỗi doanh nghiệp.
2.9. Cập nhật các sửa đổi mới nhất của luật
Công việc tiếp theo mà chuyên viên pháp lý cần phải làm chính là cập nhật các thông tin pháp luật mới nhất, đặc biệt là các quy định pháp luật đang được sửa đổi. Việc lắm rõ các sửa đổi này sẽ rất quan trọng vì nó liên quan đến các hoạt động doanh nghiệp. Nếu như không kịp làm theo thì rất có thể sẽ phạm vào những quy định của pháp luật. Mà đặc biệt là khi doanh nghiệp này lại không am hiểu về vấn đề này lắm, thế nên việc cập nhật sửa đổi pháp luật lại luôn phải giao cho chuyên viên pháp chế. Khi có thay đổi cần phải báo lại ngay cho doanh nghiệp để họ cập nhật tình hình tốt hơn.
Ngoài những công việc trên ra thì chuyên viên pháp chế còn phải làm khá nhiều công việc khác liên quan đến pháp luật cho công ty, như các thủ tục, giấy tờ,...Với khối lượng công việc như vậy thì yêu cầu mà các công ty đặt ra cho chuyên viên pháp chế là gì?
Để làm việc với những công ty này, bạn cần phải đạt được các yêu cầu như thế nào, cùng tìm hiểu trong nội dung phần sau nhé!
Xem thêm: Tìm việc làm chuyên viên pháp chế
3. Những yêu cầu đối với chuyên viên pháp chế
- Bạn cần phải có kinh nghiệm làm việc với vị trí tư vấn pháp luật hoặc tư vấn tài chính trong môi trường doanh nghiệp. Kinh nghiệm không phải thật sự quan trọng, thế nhưng nó cũng sẽ giúp cho bạn giải quyết và thích nghi dễ dàng hơn trong công việc.
- Cần phải am hiểu về các thủ tục, luật doanh nghiêp, dường như đây là một trong những điều kiện bắt buộc đối với mỗi pháp chế viên. Nếu như không am hiểu về vấn đề này thì liệu rằng bạn có tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp thuê mình hay không.
- Cần phải có đạo đức nghề nghiệp cùng với tính trung thực. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng sẽ mong muốn tuyển dụng nhân viên trung thực, đặc biệt là lĩnh vực trong vấn đề pháp luật thì lại càng yêu cầu đức tính này.
- Có khả năng đánh giá và phân tích thông tin thật tốt
- Có khả năng giao tiếp để làm việc với đồng nghiệp và đối tác, khả năng giao tiếp sẽ giúp cho chính bạn tự tin hơn với công việc của chính mình.
- Có bằng cử nhân chuyên ngành Luật của các trường đại học trên cả nước, hoặc bằng thạc sĩ chuyên ngành luật sẽ là một lợi thế lớn của bạn.
Như vậy đối với công việc của chuyên viên pháp chế, bạn không những phải đạt yêu cầu trình độ chuyên môn mà còn phải đạt yêu cầu từ kinh nghiệm cho đến kỹ năng mềm.
Với sự phát triển của xã hội hiện nay, nhu cầu của nhà tuyển dụng cũng nâng lên khá nhiều, chính vì thế mà việc bạn phải đáp ứng các yêu cầu này cùng là bình thường.
Xem thêm: Học luật ra làm gì? Liệu có dễ dàng tìm kiếm việc làm?
4. Những quyền lợi và mức lương được hưởng của chuyên viên pháp chế
Các ngành nghề đang hot và thu hút được nhiều sinh viên hiện nay đó chính là ngành kinh tế, ngành luật, ngành tài chính ngận hàng,…với cơ hội việc làm tốt cùng với mức lương cao trong tương lai khiến cho nhiều người theo đuổi.
Đối với công việc của chuyên viên pháp chế trong các doanh nghiệp, chắc chắn các bạn sẽ nhận được nhiều quyền lợi cũng như mức lương hấp dẫn. Cùng theo dõi nhé!
- Về quyền lợi được hưởng:
+ Các bạn sẽ được làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp, làm trong văn phòng là chủ yếu. Khi làm việc trong các doanh nghiệp hiện nay, chủ yếu là doanh nghiệp mới, họ có phong cách làm việc hiện đại, trẻ trung, phù hợp với những bạn trẻ.
+ Bạn sẽ được nhận lương theo kinh nghiệm và năng lực làm việc của bản thân mình. Như vậy nếu như muốn mức lương cao thì hãy chứng tỏ năng lực của mình với nhà tuyển dụng nhé.
+ Được đóng đầy đủ các loại bảo hiểm khi làm việc trong môi trường doanh nghiệp
+ Có cơ hội thăng tiến cao trong môi trường làm việc doanh nghiệp, học hỏi được nhiều kinh nghiệm khác nhau.
- Về mức lương mà chuyên viên pháp chế được hưởng:
Dường như các bạn tham gia nhiều vào công việc này cũng là vì sự hấp dẫn của mức lương tại các doanh nghiệp. Với nhu cầu tuyển dụng nhiều, các doanh nghiệp, công ty lớn nhỏ không ngần ngại bỏ ra số tiền lớn để tuyển dụng nhân viên pháp chế vào làm việc.
Đối với các bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, các bạn sẽ được trả với mức lương là 8 – 9 triệu đồng/ 1 tháng. Còn nếu như có nhiều kinh nghiệm và khả năng cao thì mức lương bạn nhận được dao động từ 12 – 15 triệu đồng. Bên cạnh đó mức lương cao hay thấp cũng còn phụ thuộc vào công ty mà bạn đang làm việc nữa.
Ngoài ra bạn còn có thể tìm hiểu thêm mô tả công việc chuyên viên pháp chế tại file tài liệu sau:
mo-ta-cong-viec-chuyen-vien-phap-che.docx
Với khối lượng khá nhiều và áp lực của chuyên viên pháp chế, nếu như bạn muốn tham gia vào công việc này thì cần phải chuẩn bị cả về kiến thức lẫn đạo đức nghề nghiệp nhé. Mong rằng những thông tin về vai trò của chuyên viên pháp lý mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp ích cho quý vị.
1984 0