Vai trò của Marketing trực tiếp là gì? Đặc điểm, hình thức ra sao
Theo dõi work247 tạiVai trò của Marketing trực tiếp là không thể phủ nhận trong sự thành công của nhiều chiến dịch Marketing. Ngày nay, Marketing trực tiếp được coi là một phần không thể thiếu và được nhiều nhà hoạch định chiến lược Marketing sử dụng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thấy hết được những lợi ích to lớn mà Marketing trực tiếp mang lại hoặc chưa biết tận dụng hết những đặc điểm của Marketing trực tiếp để đạt được kết quả như ý. Vậy vai trò của Marketing trực tiếp là gì? Một số hình thức phổ biến nhất của Marketing trực tiếp được biết đến ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của work247.vn để tìm ra câu trả lời.
1. Marketing trực tiếp - Những thông tin cơ bản nhất
1.1. Marketing trực tiếp là gì?
Marketing trực tiếp hay Direct Marketing được hiểu đơn giản là một chuỗi các hoạt động có hệ thống được doanh nghiệp thực hiện nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng, đo lường chúng một cách trực tiếp nhất. Marketing trực tiếp được thực hiện thông qua việc sử dụng một hoặc nhiều các phương tiện có vai trò gây tác động đến hành vi, nhận thức và cảm xúc của khách hàng.
Nhờ những hiệu quả rất tốt cộng với việc có thể đo lường một cách trực tiếp nên hình thức Marketing trực tiếp được rất nhiều nhà quản trị Marketing tin dùng.
1.2. Đặc điểm của Marketing trực tiếp
Khi tìm hiểu về Marketing trực tiếp, ta cần nắm rõ những đặc điểm đặc trưng sau
Trước tiên, các thông tin, sự tương tác luôn được luân truyển giữa các khách hàng và Marketers xuyên suốt hoạt động Marketing trực tiếp. Doanh nghiệp khi thực hiện các chiến dịch Marketing trực tiếp luôn có gắn truyền đi nhiều nhất có thể các nội dung, thư điện tử,... đến khách hàng với mục đích chào hàng, giới thiệu thông tin,...để trao đổi, tương tác trực tiếp với người tiêu dùng.
Đặc điểm thứ hai đó là Marketing trực tiếp luôn tập trung, làm rõ, theo dõi và đo lường được các phản hồi đầy tích cực từ khách hàng. Các thông tin được thu về sau mỗi chiến dịch Marketing trực tiếp là rất lớn tuy nhiên các công ty luôn cố gắng lọc ra được những thông tin cơ bản nhất, mang tính cá nhân hóa cao của người dùng bằng một cách thức đơn giản đó là chèn thêm các câu hỏi định danh như: nghề nghiệp, tên, tuổi, nơi ở,...vào các nội dung được truyền đi.
Và cuối cùng, dù ở bất kì địa điểm nào, các nhà hoạch định chiến lược Marketing, người làm Marketing cũng có thể dễ dàng thực hiện được. Với sự phát triển ngày càng nhanh và mạnh của công nghệ, kĩ thuật như hiện nay, có rất nhiều các công cụ hữu ích có thể hỗ trợ cho các Marketer trong việc truyền đi thông điệp như các trang mạng xã hội, hội nhóm online,...
1.3. Các hình thức được sử dụng nhiều trong Marketing trực tiếp
Có hai thành phần được nhắc đến khi nói về Marketing trực tiếp. Một là quảng cáo trực tiếp, hai là phân phối trực tiếp. Để thực hiện được song song, thành công hai mảng này, các doanh nghiệp cần phải có sẵn lượng cơ sở dữ liệu, quy trình cụ thể, để có thể tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất. Từ đây, các nhà hoạch định chiến lược Marketing cần lựa chọn hình thức, kênh truyền tải, tiếp thị phù hợp nhất với định hướng, mục tiêu của chiến dịch. Một số hình thức phổ biến nhất của Marketing trực tiếp có thể kể đến như sau: Marketing trực tiếp qua thư: các tờ rơi, quảng cáo sẽ được doanh nghiệp gửi trực tiếp đến với khách hàng thông qua bưu điện hoặc phát trực tiếp tận tay khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thu thâp thông tin về các khách hàng thân thiết từ đó lập một số hoạt động tri ân, cảm ơn và gửi quà tặng trực tiếp đến các đối tượng khách hàng mục tiêu.
Ngoài ra, bộ phận triển khai kế hoạch Marketing trực tiếp cũng có thể gửi thư điện tử với các nội dung giới thiệu sản phẩm, chiến dịch một cách trực tiếp đến hòm thư điện tử của từng khách hàng.
Quảng cáo có hồi đáp hay bán hàng qua điện thoại cũng là hai bình thức phổ biến được sử dụng khi mà doanh nghiệp có thể tận dụng nó để trao đổi trực tiếp với từng cá nhân, nắm bắt thông tin, mong muốn và nhu cầu của họ để từ đó cải thiện, thay đổi.
Phiếu thưởng có hiện vật và bán hàng trực tiếp cũng rất dễ thu hút được người tiêu dùng và được áp dụng nhiều trong các kế hoạch triển khai Marketing trực tiếp.
Các hoạt động tổ chức sự kiện cũng là một trong các hình thức hay được doanh nghiệp sử dụng nhằm gây sự chú ý đến khách hàng. Các sự kiện được tổ chức vừa là nơi để doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng vừa có thể giúp họ thu thập, tiếp thu các đóng góp của khách hàng.
Xem thêm: Các loại phễu Marketing - Xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả
2. Vai trò của Marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp được tin tưởng lựa chọn và sử dụng nhiều đến vậy bởi vai trò mà nó mang lại là rất lớn.
2.1. Đối với người tiêu dùng sản phẩm
Trước hết, đối với người tiêu dùng sản phẩm , việc lựa chọn và đưa ra quyết định mua hàng thông qua các kênh thương mại điện tử, website, thư điện tử,...ngày nay dễ và phổ biến hơn rất nhiều. Điều này phổ biến và được người tiêu dùng lựa chọn nhiều như vậy bởi lẽ nó giúp họ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí. Các hình thức tiếp thị bằng Marketing trực tiếp mang đến cho người dùng trải nghiệm lựa chọn, mua sắm sản phẩm ngay tại nhà, không mất thời gian di chuyển, tư vấn,...
2.2. Đối với người bán hàng, doanh nghiệp
Marketing trực tiếp còn đóng vai trò to lớn đối với những người bán hàng, doanh nghiệp. Chỉ bằng những chiến dịch Marekting trực tiếp, các thông tin, data được thu về giúp người bán dễ dàng xác định các khách hàng mục tiêu có tiềm năng của mình.
Các thông điệp, nội dung được gửi đi cũng được cá nhân hóa, sản phẩm hóa đối với từng đối tượng nhận tin.
Marketing trực tiếp còn giúp tạo ra cầu nối tương tác liên tục giữa doanh nghiệp và khách hàng của mình.
Các thông tin được thu về sau mỗi hoạt động Marketing trực tiếp không những giúp doanh nghiệp dễ xác định đối tượng khách hàng mục tiêu mà còn giúp lựa chọn đúng thời gian, thời điểm gửi đến họ những thông điệp, nội dung truyền tải phù hợp.
Chiến dịch Marketing trực tiếp cũng là cơ hội giúp các nhà làm Marketing có cơ hội được thử thay đổi các thông điệp, nội dung tin từ đó xem xét, đáng giá được phản ứng tích cực hoặc tiêu cực của người dùng.
Xem thêm: Tất tần tật về quy trình mục tiêu nghiên cứu Marketing là gì?
3. Chiến dịch Marketing trực tiếp thành công điển hình
3.1. McDonalds - Đơn giản mà hiệu quả
Với những fan hâm mộ của đồ ăn nhanh thì cái tên McDonalds có lẽ đã không còn quá xa lạ. Là một “ông lớn” trong lĩnh vực kinh doanh fast- food. McDonalds đã nhiều lần gây ấn tượng với khách hàng không chỉ bởi hương vị đồ ăn ngon mà còn vì một chiến dịch Marketing trực tiếp tuy đơn giản nhưng lại cực thành công của họ. Nhân dịp tuần lễ giáng sinh, một chuỗi các cửa hàng đồ ăn nhanh của McDonalds tại Ý đã gửi đi hàng loạt tin nhắn SMS với nội dung khi đến ăn tại nhà hàng, khách hàng sẽ được tham gia bốc thăm may mắn với các phần quà được trao tặng và sử dụng ngay lập tức như phần ăn miễn phí, điện thoại di động, voucher,...Chiến dịch này của McDonalds tại Ý tuy cực đơn giản nhưng lại tạo được thành công lớn khi có tới 1,5 triệu người hưởng ứng tham gia chỉ trong 5 tuần triển khai.
3.2. Paypal - Cô đọng nhưng tinh tế
Trong một chiến dịch Marketing trực tiếp của mình, Paypal đã thiết kế một đoạn mở đầu ngắn gọn nhưng cực tin tế trong mỗi Email gửi đến cho khách hàng từ đó gây được thiện cảm, thu hút được sự chú ý cho người đọc ngay từ đầu thư. Bên cạnh đó, xuyên suốt nội dung thư, Paypal cũng đề cập rất nhiều đến những lợi ích mà khách hàng có thể nhận được khi sử dụng dịch vụ của họ. Bằng cách nắm bắt tốt Insight của người dùng, Paypal thực sự đã tạo ra được rất nhiều thiện cảm trong lòng khách hàng, và biến học trở thành những người tiêu dùng tiềm năng cho công ty.
Trên đây là toàn bộ bài viết lý giải về vai trò của Marketing trực tiếp, định nghĩa, đặc điểm cơ bản nhất về Marketing trực tiếp. Hy vọng những nội dung trên sẽ thực sự hữu dụng với bạn. Đừng quên cập nhật liên tục trang web work247.vn để đón đọc nhiều bài viết hay và hữu ích nữa nhé!
438 0