Bật mí bản mô tả công việc giám sát nhà hàng đầy đủ nhất

Tác giả: Nguyễn Minh Tâm 15-05-2024

Công việc giám sát nhà hàng đang có xu hướng tuyển dụng khá nhiều hiện nay. Điều này bắt nguồn từ việc thị trường Việt Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ đối với ngành du lịch, dịch vụ đăc biệt là F&B. Cho nên số lượng các nhà hàng mọc lên nhiều vô kể. Từ đó mà cần đến những người giám sát nhà hàng để đảm bảo hoạt động kinh doanh, tổ chức trơn tru. 

1. Những trách nhiệm công việc chính của giám sát nhà hàng 

1.1. Phân ca, phân việc cho nhân viên, tổ trưởng 

 Phân ca, phân việc cho nhân viên, tổ trưởng 

Nhiệm vụ đầu tiên của mỗi quản lý nhà hàng đó là phân công công việc cho tất cả các nhân viên dưới quyền hạn của mình. Trong đó bao gồm: Nhân viên phục vụ, nhân viên bếp, tổ trưởng các tổ, bếp trưởng, … tất cả những đối tượng này đều phải đảm bảo có công việc cụ thể, phù hợp, hiệu suất trong thời gian làm việc. Thông thường quản lý nhà hàng sẽ làm việc nhiều hơn với những người quản lý riêng của từng bộ phận, hay quản lý ca để phân nhiệm vụ chính để họ có thể có kế hoạch giao các công việc chi tiết cho từng thành viên của tổ mình. Giám sát nhà hàng phải tính toán cũng như lập kế hoạch phân công công việc cho các tổ thì trước mỗi tuần, sau đó gửi xuống cho các bộ phận triển khai. Trách nhiệm của giám sát nhà hàng đó là mỗi ca luôn đủ nhân viên tại các bộ phận với số lượng người theo đúng quy định, trách thiếu sót dần đến công việc tồn ứ và tránh dư thừa dẫn đến lãng phí lao động.

1.2. Theo dõi, kiểm tra tổ chức, làm việc của nhân viên

Thứ hai, một giám sát nhà hàng hay được ví với các giám thị ở môi trường học đường. Bởi lẽ trong trách nhiệm công việc của họ có cả công tác theo dõi, kiểm tra sự tổ chức và làm việc của nhân viên nhà hàng. Từ việc đồng phục của nhân viên có đầy đủ, chuyên cần đi làm có đúng giờ, có vi phạm quy định trong giờ làm việc đến tác phong làm việc có tốt. Tất cả những điều đó sẽ đều bị giám sát nhà hàng  kiểm tra đột xuất kèm theo hình thức xử phạt nếu vi phạm. Bằng cách này, họ có thể xây dựng được một môi trường làm việc tốt, chuyên nghiệp và hiệu suất làm việc cao. Bên cạnh công tác kiểm tra, giám sát ấy, giám sát nhà hàng cũng là nhiều giải quyết các vấn đề về phát sinh công việc, bất đồng trong mối quan hệ nhân viên và quyền lợi nhân viên, … 

1.3. Quản lý tài sản, thiết bị nhà hàng 

Quản lý tài sản, thiết bị nhà hàng 

Bên cạnh việc quản lý con người thi giám sát nhà hàng cũng có trách nhiệm về quản lý trang thiết bị, tài sản của nhà hàng. Hằng ngày, khi đến nhà hàng, bạn sẽ có nhiệm vụ kiểm kê lại tất cả các thiết bị, bàn ghế, đèn, bán dĩa trong nhà hàng. Công việc này có thể tự kiểm tra đột xuất hoặc yêu cầu các tổ trưởng phụ trách báo cáo để nắm được tình hình. Giám sát nhà hàng phải đảm bảo các thiết bị vẫn hoạt động bình thường, số lượng các vật tư đầy đủ, đặc biệt với đồ dùng bếp ăn phải luôn đảm bảo vệ sinh, khu vực nhà hàng phải sạch sẽ, gọn gàng, thơm tho. Muốn đạt được điều đó đương nhiên giám sát nhà hàng phải xây dựng các quy định cũng như thường xuyên thực hiện việc kiểm tra và đôn thúc nhân viên có trách nhiệm chung trong việc bảo vệ tài sản của nhà hàng.

1.4. Giám sát hoạt động kinh doanh của nhà hàng 

Thứ tư, không thể thiếu trong nhiệm vụ của giám sát nhà hàng đó là quản lý hoạt động kinh doanh. Trong quá trình phục vụ và bán hàng, luôn diễn ra rất nhiều các hoạt động trao đổi giữa khách hàng và nhà hàng. Quản lý nhà hàng phải luôn đảm bảo được các chất lượng phục vụ của nhà hàng phải tốt, doanh thu cao, và mọi số liệu về hoạt động kinh doanh của nhà hàng phải luôn rõ ràng, rành mạch, trung thực. Không những thế, nếu như phát sinh các khoản cần chi, bù lỗ, … thì giám sát nhà hàng cũng phải xem xét và quyết định cho xuất nguồn tiền. Nói một cách khác, giám sát nhà hàng giống như một tổng quan thời phong kiến xưa, lo toàn mọi hoạt động hằng ngày của nhà hàng. Từ đó có thể phát hiện những nhược điểm để đề xuất cải thiện với ban quản lý nhà hàng. 

Xem thêm: Tìm việc làm tổ trưởng nhà hàng

1.5. Giải quyết các vấn đề, sự cố của nhà hàng và khiếu nại của khách hàng

Giải quyết các vấn đề, sự cố của nhà hàng và khiếu nại của khách hàng

Thông thường đối với vị trí giám sát nhà hàng thường có ở các chuỗi nhà hàng lớn. Không những thế với bản chất là ngành dịch vụ cho nên nhà hàng muốn giữ được uy tín phải giải quyết được mọi sự cố cũng như khắc phục các khiếu nại của khách hàng. Trong khi đó, giám sát nhà hàng chính là người luôn túc trực tại mỗi cửa hàng đó, đồng thời là người có quyền hạn lớn nhất. Vậy nên họ sẽ phải đứng ra gỡ rối, đưa ra hướng giải quyết cho các vấn đề sự cố đó. Giám sát nhà hàng phải đảm bảo thương hiệu của họ luôn được giữ vững từ khâu phục vụ cho đến khâu chăm sóc khách hàng. Với trọng trách lớn nhất tại chính nhà hàng đó, giám sát nhà hàng là đại diện của toàn bộ ban quản lý/ ban giám đốc của nhà hàng, cho nên tiếng nói của họ cũng đồng thời là tiếng nói của ban quản lý. 

Xem thêm: Tìm việc làm giám sát nhà hàng

1.6. Triển khai các kế hoạch, chiến lược theo chỉ đạo của quản lý nhà hàng

Cuối cùng, là một giám sát nhà hàng, bạn sẽ phải có trách nhiệm triển khai các kế hoạch, chiến lược về kinh doanh, marketing của quản lý nhà hàng. Thông thường sau khi tham dự các cuộc họp của ban quản lý nhà hàng, các giám sát sẽ nắm được kế hoạch hoạt động của nhà hàng trong thời gian tiếp theo. Giám sát nhà hàng sẽ là người thông báo lại các kế hoạch, đồng thời triển khai và chỉ đạo thực hiện cho nhân viên của mình. Trong quá trình thực hiện, giám sát nhà hàng phải đảm bảo mọi thứ phải làm đúng như quy trình, theo đúng tiến độ và cũng như chất lượng mà quản lý nhà hàng đã đề ra. Nếu xảy ra sai sót thì trách nhiệm sẽ thuộc về giám sát nhà hàng. Ngoài ra, với một số phong trào, sự kiện nội bộ nhà hàng, giám sát nhà hàng cũng đóng vai trò động viên và khuyến khích mọi người tham gia để tạo nên văn hóa nhà hàng đoàn kết, thân thiện. 

Triển khai các kế hoạch, chiến lược theo chỉ đạo của quản lý nhà hàng

Các bạn có thể tham khảo một mẫu mô tả công việc giám sát nhà hàng cụ thể dưới đây!

Tải xuống ngay

2. Tiêu chí khi tuyển dụng giám sát nhà hàng 

Là một vị trí quản lý cấp cao, cho nên giám sát nhà hàng cũng được yêu cầu khá khắt khe với nhiều tiêu chí tương tự một vị trí lãnh đạo ở văn phòng. Tiêu chí đầu tiên mà ứng viên phải đảm bảo khi tuyển dụng nhà hàng khách sạn đó là đã tốt nghiệp Trung cấp trở lên hoặc các trường đào tạo ngắn hạn về quản trị kinh doanh, quản trị nhà hàng, du lịch, … Trong đó ưu tiên với những ứng viên có bằng Cử nhân thuộc các trường Đại học có tiếng về dịch vụ nhà hàng, khách sạn. Bên cạnh đó, để công việc quản lý trở nên trơn tru ngay từ khi nhận việc thì ứng viên cần có ít nhất 2 năm làm việc trong lĩnh vực nhà hàng, hoặc 2 năm làm về quản trị kinh doanh, trong đó có 1 năm kinh nghiệm làm ở vị trí tương đương với giám sát nhà hàng. 

Khi đi ứng tuyển vị trí giám sát nhà hàng, nhà tuyển dụng thường rất quan tâm đến kỹ năng và tính cách của ứng viên. Cụ thể, ứng viên khi ứng tuyển vị trí này phải chắc chắn hội tụ đầy đủ cả 2 yếu tố về kỹ năng, đó là:

  • Các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ về ngành dịch vụ và ngành nhà hàng nói riêng
  • Các kỹ năng về quản lý nhà hàng, điều phối, chỉ đạo và sử dụng nhân lực
  • Các kỹ năng mềm trong công việc cần có như: giao tiếp, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, kỹ năng kết nối, kỹ năng thích ứng, kỹ năng đào tạo và kỹ năng định lượng. 
Tiêu chí khi tuyển dụng giám sát nhà hàng 

Về tính cách, phẩm chất của ứng viên cũng được nêu rõ trong tiêu chí tuyển dụng như sau:

  • Ứng viên phải có sự quyết đoán trong công việc 
  • Luôn luôn có sự cầu tiến và cũng như sự cố gắng để hoàn thành tốt hơn các công việc được giao phó 
  • Ứng viên phải luôn ý thức cao được trách nhiệm của mình, trung thực, công bằng trong mọi vấn đề 
  • Tác phong nhanh nhẹn, khả năng phán đoán sự việc nhanh nhưng phải đồng thời cẩn trọng và chính xác 
  • Đặc biệt là phải chịu được áp lực cao trong công việc và không ngại khó khăn 

Bên cạnh những tiêu chí đó thì mỗi nhà hàng cũng có thể đặt ra những quy chuẩn riêng thêm cho ứng viên của mình, phù hợp hơn với văn hóa nhà hàng. Tuy nhiên trên đây đều là yêu cầu tiêu chí chung nhất mà nhà tuyển dụng dành cho ứng viên vị trí trí giám sát nhà hàng thường thấy hiện nay.

Xem thêm: Mô tả công việc bếp phó

3. Mức lương và quyền lợi của giám sát nhà hàng 

Giám sát nhà hàng được xếp vào là một trong những công việc có thu nhập cao trong ngành khách sạn, nhà hàng. Thông thường mức lương cứng dành cho vị trí này dao động từ 8 - 10.000.000đ một tháng, chưa kể xung quanh đó là các chiết khấu về % doanh thu nhà hàng, thưởng theo tháng, theo quý và thưởng theo cống hiến, đặc biệt là ở những mùa du lịch nở rộ. Không những thế, giám sát nhà hàng còn được hưởng chế độ lương thứ thứ 13, thưởng lễ Tết vô cùng hậu hĩnh. 

Mức lương và quyền lợi của giám sát nhà hàng 

Đối với vị trí này, ngoài mức lương thì chế độ đãi ngộ tốt cũng là một trong những lý do khiến cho việc làm này thêm hấp dẫn. Về môi trường làm việc của giám sát nhà hàng sẽ chủ yếu là ở tại chính nhà hàng đó, thường có phòng làm việc chính tại đây. Chuyên nghiệp và lịch sự là 2 tính từ để nói về môi trường làm việc của giám sát nhà hàng. Bên cạnh đó thì bạn cũng sẽ được đóng đầy đủ tất cả các loại bảo hiểm theo quy định của nhà nước. Những điều này đã góp phần tạo nên một sự yên tâm công tác và thoải mái khi làm việc của giám sát nhà hàng. 

Trên đây là những mô tả công việc giám sát nhà hàng đầy đủ nhất. Với những bạn đang có dự định theo đuổi vị trí công việc này thì đây chính là một căn cứ để các bạn có thể tự đánh giá khả năng phù hợp của mình. Và cùng với work247.vn các bạn cũng có thể tìm kiếm được những tin tuyển dụng giám sát nhà hàng hấp dẫn nhất!