[Cập nhật] Bản mô tả công việc kế toán nhà hàng khách sạn chi tiết
Tác giả: Linh Anh Nguyễn 17-05-2024
Bạn là một ứng viên kế toán mới vào nghề hoặc là ứng viên đang muốn tham gia vào lĩnh vực nhà hàng khách sạn. Tuy nhiên, bạn lại lo lắng về không biết công việc thực hiện của vị trí kế toán này ra sao? Cơ hội việc làm có thật sự nên theo đuổi hay không? Để tìm được lời giải đáp dành cho bạn thì bài viết về bản mô tả công việc kế toán nhà hàng khách sạn dưới đây sẽ giúp bạn.
1. Vậy Kế toán nhà hàng khách sạn là gì?
Chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng cao nhu cầu của con người về các dịch vụ vui chơi giải trí, ăn uống từ đó cũng được tác động và phát triển. Có lẽ chính vì để đáp ứng nhu cầu đó mà các nhà hàng khách sạn được mở rộng hơn về quy mô và các dịch vụ cung ứng. Tuy nhiên, để có sự ổn định và phát triển bền vững thì vai trò của một kế toán nhà hàng khách sạn lại trở nên nổi bật hơn rất nhiều.
Kế toán nhà hàng khách sạn là vị trí đảm nhận công việc ghi chép số liệu, xử lý và thu thập về các thông tin ảnh hưởng trực tiếp tới tài chính doanh nghiệp. Do đó ngoài việc nắm vững về chuyên môn thì vị trí kế toán này còn cần phải nắm bắt và hiểu rõ ràng về chính dịch vụ tham gia đảm nhận.
Vậy để tóm lược được về các nhiệm vụ công việc của kế toán khách sạn nhà hàng ra sao? Cũng như nắm chắc được các yêu cầu mà nhà tuyển dụng cần tới để bản thân có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc tìm kiếm cơ hội việc làm thì hãy cùng chú ý về các thông tin được chia sẻ tiếp theo nhé.
Đọc thêm: Mô tả công việc kế toán doanh thu
2. Trách nhiệm và bản mô tả công việc kế toán nhà hàng khách sạn
2.1. Trách nhiệm cần thực hiện
Công việc thực tế của một kế toán nhà hàng khách sạn tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại không hề như vậy. Lý do rất dễ hiểu bởi trách nhiệm đảm nhận gần như là sự tổng hợp về cả ba loại hình doanh nghiệp về thương mại, dịch vụ cùng với sản xuất.
Hơn nữa cũng chính sự tổng hợp này mà trách nhiệm của vị trí kế toán này cũng được khẳng định một cách rõ ràng:
+ Xây dựng về các định mức nguyên vật liệu dành cho món ăn và dịch vụ.
+ Xác định được về mức giá thành dành cho từng món ăn.
+ Kiểm soát mức thu chi cho từng dịch vụ ăn uống của khách hàng.
+ Khi thực hiện thu mua từng thực phẩm, đồ uống cần có sự hạch toán cụ thể theo từng nhóm hàng cụ thể về chi phí.
Đọc thêm: Hoạch toán doanh thu chưa thực hiện
2.2. Các công việc cần đảm bảo hàng ngày
2.2.1. Theo dõi về xuất nhập hàng hóa
+ Đảm nhận nhập các chứng từ vào phần mềm theo ngày.
+ Nhắc nhở trực tiếp với các bộ phận liên quan về việc chuyển giao chứng từ một cách đúng hạn.
+ Xem xét, kiểm tra về tính hợp lý của từng chứng từ về xuất nhập hàng hóa theo quy định của công ty.
+ Chủ động cho việc lưu trữ các chứng từ xuất nhập, tránh sự thiếu sót đáp ứng nhu cầu khi cần thiết.
+ Có sự báo cáo kịp thời lên giám đốc về việc mua bán xuất nhập không đúng theo nguyên tắc về kế toán quy định.
+ Cần thực hiện lập bảng kê khai hàng hóa bởi tính chất công việc của nhà hàng đôi khi thu mua đồ của hộ kinh doanh cá thể cũng như nông dân trồng trọt.
+ Mỗi một hóa đơn sẽ luôn đi kèm với một lá phiếu thanh toán để từ đó kế toán có thể tổng hợp và dựa vào định mức để đưa ra việc cân đối thực phẩm cụ thể.
+ Thực hiện tính giá thành cho từng món ăn cũng như tính giá vốn cho từng hóa đơn thu nhận.
2.2.2. Chịu trách nhiệm kiểm soát giá cả mua vào
+ Tiếp nhận các báo giá từ nhà cung cấp.
+ Theo dõi trực tiếp về việc tăng giảm giá của nhà cung cấp.
+ Có sự định kỳ kiểm tra về giá cả trên thị trường để có thể đối chiếu với giá của nhà cung cấp để cân đối hoặc chọn lựa.
+ Chịu trách nhiệm kiểm tra đúng giá của nhà cung cấp với việc mua ngoài về độ chính xác.
2.2.3. Quản lý kho tồn và đặt hàng
+ Nắm bắt được số lượng hàng hóa hàng ngày so với mức tồn kho quy định.
+ Xem xét với số lượng hàng hóa đã đặt với mức độ hàng hóa mua mã đã quy định.
+ Báo cáo và trình bày về nguyên nhân về các trường hợp không thực hiện đúng về mức mua và tồn theo quy định để xử lý.
+ Định kỳ kiểm tra về việc hàng hóa xuất nhập tồn trong kho với số lượng thực tế trong kho hiện tại.
+ Có sự kết hợp với thủ kho để kiểm tra và kiểm kê về số lượng hàng hóa trong kho, với bếp và bar.
2.2.4. Quản lý về tài sản cùng công cụ cố định
+ Chủ động theo dõi về số lượng các dụng cụ mua về và tài sản để cập nhật dữ liệu.
+ Có sự hỗ trợ kế toán trong việc thanh toán với nhà cung cấp dịch vụ.
+ Thực hiện công tác giám sát về số lượng tài sản, công cụ tăng giảm theo tháng hoặc định kỳ.
+ Đảm nhận việc liên kết với phòng nhân sự trong việc đánh giá số liệu về các công cụ hư hỏng hàng tháng để trừ vào phí dịch vụ công ty.
+ Nắm bắt và tổ chức quản lý các tài sản cố định, máy móc, công cụ dán nhãn, chi phí,...
+ Tổ chức công tác kiểm kê và xây dựng các hoạt động cơ bản liên quan.
2.2.5. Phối hợp lên báo cáo
+ Chủ động kết hợp làm việc với bộ phận liên quan xem xét về số liệu nhập và thanh toán.
+ Thực hiện lên các báo cáo về xuất, nhập và tồn kho thực phẩm.
+ Cập nhật, báo cáo về tình hình lãi lỗ cho cấp quản lý.
+ Chịu trách nhiệm thực hiện báo cáo thuế.
+ Đảm nhận lên các báo cáo về tài chính liên quan.
Chúng ta có thể nhận thấy được rằng công việc được đề ra rất cụ thể và chi tiết theo từng mảng một cách rõ ràng. Tuy nhiên, để đảm nhận và thực hiện được tất cả các nhiệm vụ đó thì một kế toán nhà hàng khách sạn sẽ có nền tảng kiến thức rất vững chắc. Bởi vậy, nếu bạn thật sự có mong muốn theo đuổi thì việc cần bỏ ra công sức học tập, phấn đấu nhiều hơn là điều cần thiết.
>> Dowload ngay bản mô tả công việc kế toán nhà hàng khách san tại đây: Tải xuống ngay
3. Yêu cầu đối với một kế toán nhà hàng khách sạn
Do chính đặc thù công việc đảm nhận luôn liên quan tới các con số, sổ sách hay chứng từ,...Bởi vậy mà nếu muốn hoàn tất được các nhiệm vụ và đạt được các yêu cầu cụ thể từ nhà tuyển dụng thì bạn sẽ cần có niềm đam mê, yêu thích khả năng tính toán nhất định. Đặc biệt khi bạn là ứng viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, có trong tay chứng chỉ kế toán thì sẽ luôn nhận được sự ưu tiên hơn từ nhà tuyển dụng.
Cùng đó các kỹ năng về thành thạo tin học văn phòng, ngoại ngữ cơ bản sẽ giúp kỹ năng giao tiếp nhanh nhạy hơn. Cạnh đó dễ dàng nắm bắt được công nghệ và sử dụng các phần mềm chuyên môn hỗ trợ nhiệm vụ dễ dàng hơn. Đây được cho là điều cơ bản nhất mà kế toán hiện đại cần có cho mình.
Hơn nữa về các sự cẩn trọng, trung thực với công việc sẽ là tố chất cần thiết giúp bạn trở thành một kế toán chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra các kỹ năng như chịu được áp lực công việc, có tư duy logic, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, linh hoạt việc mở rộng các mối quan hệ,...Tất cả cũng sẽ luôn là yếu tố mà bạn cần trau dồi cho chính bản thân để phát triển chuyên môn, tiếp cận công việc nhanh hơn.
4. Kế toán nhà hàng khách sạn cùng các quyền lợi được nhận
4.1. Mức lương dành tương đối ổn định
Hiện nay khi nhắc tới mức lương trung bình dành cho một kế toán nhà hàng khách sạn sẽ có sự giao động từ 5 - 8 triệu/ tháng. Đó là mức lương cơ bản nhất, tuy nhiên vẫn có sự biến đổi theo tính chất công việc cùng mô hình doanh nghiệp tham gia mà có thể cao hơn hoặc thấp hơn.
Có thể đối với các ứng viên mới tốt nghiệp khi tham gia làm việc thì mức lương nhận được sẽ thấp hơn nhưng nền tảng kiến thức học được lại là nhiều hơn. Bởi vậy sự cố gắng không ngừng và trau dồi cho bản thân nhiều hơn sẽ giúp bạn có sự ổn định hơn rất nhiều. Nếu như ứng viên làm việc kinh nghiệm và môi trường tốt hơn thì có lẽ mức lương nhận được ngay từ ban đầu đã có sự khác biệt.
4.2. Các quyền lợi khác
Ngoài về mức lương cơ bản thì một kế toán nhà hàng khách sạn cũng sẽ nhận được các quyền lợi tương tự khác theo quy định của pháp luật và nhà nước dành cho lao động. Đó là việc được hưởng về các chính sách bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe định kỳ, bảo hiểm khi thất nghiệp,...
Bên cạnh đó về phía môi trường làm việc cũng vậy ngoài các mức hưởng theo quy định về thưởng, trợ cấp, ngày nghỉ, du lịch, tham gia hoạt động đào tạo,...Đối với một kế toán sẽ có sự hấp dẫn hơn về quyền lợi về mức phí dịch vụ dựa trên tính doanh thu nhận được, đây là mức thu nhập lớn hơn rất nhiều so với lương cơ bản nhân được.
Đọc thêm: Bảng cân đối kế toán ngân hàng
5. Bật mí về cơ hội việc làm kế toán nhà hàng khách sạn
Dù rằng công việc cho là phức tạp và cần tới nhiều kỹ năng để hoàn thành nhưng kế toán nhà hàng khách sạn vẫn luôn nhận được sự yêu thích từ rất nhiều ứng viên. Một nghề với sự “đắt giá” khi các hệ thống nhà hàng khách sạn không ngừng được chú trọng đầu tư, phát triển mở rộng. Từ đó mở ra cơ hội việc làm rộng lớn hơn, nhu cầu tuyển dụng lớn giúp bất cứ ai theo học đều có được việc làm ngay sau khi hoàn thành đào tạo.
Bên cạnh đó với việc lựa chọn vị trí kế toán này sau sự cố gắng và phấn đấu cơ hội thăng tiến lên vị trí cao hơn như kế toán trưởng không mấy xa lạ. Đặc biệt khi bạn hoàn toàn đủ về kinh nghiệm và trình độ đáp ứng các yêu cầu được đặt ra.
Điển hình với thực tế thống kê con số tại Hà Nội với khoảng hơn 5 nghìn nhà hàng và trên 3 nghìn quán kinh doanh đồ uống điều này giúp bạn có nhiều cơ hội việc làm hơn. Con số này còn chưa tính tới các tỉnh thành phố phát triển khác và các tỉnh lẻ trên toàn quốc hiện nay. Hơn nữa mức chi trả dành cho các dịch vụ này chiếm tới 20 - 30% thì đó cũng là một cơ hội bạn nên lựa chọn để khởi nghiệp.
Bởi vậy việc bản thân bạn đưa ra sự lựa chọn mới cho chính mình là điều cần thiết đặc biệt khi tham gia với website work247.vn, một đích đến giúp bạn thành công. Thông qua website bạn có thể lựa chọn cho bản thân nhiều cơ hội về việc làm kế toán nhà hàng khách sạn cũng như có sự lựa chọn về chính nhà tuyển dụng mong muốn nhanh hơn.
Hay chính qua các tính năng đem lại đó là sự cạnh tranh tốt nhất dành cho bạn giúp vượt qua được hàng trăm hàng nghìn ứng viên khác. Dù rằng công việc của một kế toán nhà hàng khách sạn là khó khăn và áp lực nhưng nếu bạn thật sự phấn đấu thì cơ hội sẽ luôn trong tầm tay và khó khăn đều biến mất.
Bởi vậy hy vọng những thông tin đem lại trên đây của work247.vn về mô tả công việc kế toán nhà hàng khách sạn sẽ giúp bạn có một định hướng tốt hơn cho tương lai. Chúc bạn có được nhiều sự thành công trong cuộc sống.