Tất cả những điều liên quan đến thiên tai và cách phòng tránh nó
Tác giả: Trương Ngọc Lâm 21-03-2024
Thiên tai, đó là nỗi sợ hãi, nỗi ám ảnh của tất cả mọi người mọi nhà. Thiên tai đến và đi để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho đời sống cũng như trong sản xuất. Vậy thiên tai là gì? Làm sao để phòng tránh, cũng như giảm thiểu những tổn thất mà thiên tai gây ra? Hãy cùng Work247.vn tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Thiên tai là gì?
Xét theo nghĩa Hán – Việt, “thiên” là trời còn “tai” là tai ương. Thiên tai có nghĩa là tai ương mà trời ráng xuống. Hiểu cụ thể hơn, thiên lai là những thảm họa như sóng thần, lũ lụt, hạn hán,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất, của cải cũng như tính mạng của con người. Hầu như mọi quốc gia trên thế giới đều chịu những thiên tai về tự nhiên. Mức độ tổn thương và thiệt hại sẽ tùy thuộc vào sự chống đỡ thiên thai của từng quốc gia như thế nào.
Đó là cách hiểu theo tự nhiên. Ngoài ra, thiên tai còn có thể hiểu là những điều đáng sợ ập đến với con người như bệnh dịch, chiến tranh, nổ lò phản ứng hạt nhân, … Những thiên tai này thường là do con người tạo ra và không phải quốc gia nào cũng gặp phải.
Xem thêm: Bất khả kháng là gì? Các trường hợp được coi là bất khả kháng
2. Các loại thiên tai chính
2.1. Thiên tai trong tự nhiên
Tùy theo vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên riêng của mình mà mỗi quốc gia hàng năm sẽ đón nhận những đợt thiên tai khác nhau. Đặc biệt là những quốc gia nằm trong vành đai núi lửa, vành đai chuyển dịch của lục địa, tách ra xa hay xích lại gần của lục địa mà mức độ thiên tai sẽ nhiều hay ít.
Thiên tai chủ yếu đến từ tự nhiên và thường để lại hậu quả rất nghiêm trọng, là nỗi sợ, nỗi ám ảnh đối với tất cả mọi người. Ta có thể điểm qua một số những thiên tai về tự nhiên sau đây :
Bão : là trạng thái khí quyển có nhiều biến động mang tính cực đoan. Bão là khi xuất hiện mưa lớn kèm theo gió mạnh, gió giật, giông lốc. Ở Việt Nam chủ yếu bão xuất hiện đi kèm với mưa lớn và giông, lốc. Ở một số quốc gia khác bão biến chuyển theo nhiều dạng khác nhau như bão cát, bão tuyết, bão bụi,… Một cơn bão sẽ được hình thành từ: vùng áp thấp nhiệt đới, rồi chuyển sang áp thấp nhiệt đới, tới bão tố nhiệt đới, đến bão tố nhiệt đới giữ dội và đỉnh cao là bão cuồng phong hay còn gọi là siêu bão.
Bão thường kèm theo lốc xoáy, nó phát triển từ một cơn giông rất mạnh, nó được sinh ra từ một dải gió giật mạnh xoáy hình chôn ốc, thành một ống hút khổng lồ. Nó kéo tất cả những gì xung quanh nó - nơi cơn lốc đi qua vào vòng lốc xoáy của mình. Ở Việt Nam lốc xoáy thường xuất hiện ở mức độ cao, nhưng cường độ không mạnh giống như ở các nước thường xuyên có lốc xoáy.
Bão gây ra thiệt hại nặng nề những nơi mà nó đi qua. Trung bình mỗi năm nước ta đón từ 7 đến 8 cơn bão, có năm lên tới 11 cơn. Bão thường đổ bộ trực tiếp vào các khu vực ven biển. Các tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Bắc Trung Bộ - Nam Trung Bộ là những nơi hứng chịu bão nhiều nhất đặc biệt là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế,… Ở mức độ thấp hơn của bão là sương muối, hiện tượng này nước ta thường xuyên gặp phải, gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất cũng như chăn nuôi.
Động đất : Đó là khi lớp vỏ trái đất bị rung chuyển nhằm giải phóng năng lượng gây phát sinh ra những cơn sóng địa chất gọi là động đất. Động đất xảy ra do ba nguyên nhân chính đó là sự vận động kiến tạo của các mảng kiến tạo trong vỏ trái đất, sự va chạm mạnh vào trái đất (va chạm của các thiên thạch, lở đất) và do hoạt động của con người (các vụ thử hạt nhân trong lòng đất). Nhật Bản là quốc gia thường xuyên chịu cảnh động đất, bởi quốc gia này nằm trùng vào vành đai chuyển dịch của lớp vở trái đất.
Động đất sẽ kéo theo một thiên tai vô cùng đáng sợ đó là sóng thần. Sóng thần là những đợt sóng tạo nên một thể tích nước biển vô cùng lớn, với chiều cao khổng lồ, nó phá vỡ, nhấn chìm tất cả những nơi mà nó dâng lên. Động đất và sóng thần ít khi xuất hiện ở Việt Nam, chủ yếu chúng ta nằm trong vùng ảnh hưởng của động đất, sóng thần cũng dân lên tương đối nhẹ nhàng. Tuy nhiên hai tiên tai này thường xuất hiện với bão và cùng với bão dẫn đến việc sạt lở nghiêm trọng, tàn phá nước ta. Các tỉnh thuộc khu vực phía Tây Bắc Bộ nước ta, đặc biệt là khu vực Hoàng Liên Sơn thường xuyên phải chịu những cơn động đất nhỏ, hay sạt lở, bởi lẽ lớp vỏ trái đất ở khu vực vẫn đang vận động trẻ hóa. Ngoài ra nó còn diễn ra ở khu vực Tây Nguyên, phía Đông Bắc Bộ,…
Hạn hán : Hạn hán là hiện tượng thiếu nước kéo dài trong một thời gian hay không có mưa vài tháng nhiều khi vài năm, thiếu nước trên một diện rộng. Hạn hán xảy ra khi lượng mưa quá ít, dưới mức trung bình gây tác động đáng kể đến nông nghiệp và hệ sinh thái. Ngoài ra hạn hán còn gây thiếu nước trầm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống, cũng như sản xuất. Hạn hán kéo dài cùng với nắng nóng dễ gây ra hỏa hoạn, cháy rừng.
Hạn hán xảy ra do hai nguyên nhân chủ yếu sau : do lượng mưa quá ít, hoặc không ít lắm, tuy nhiên so việc phá rừng bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước. Hay do việc quy hoạch sử dụng nước, bố trí công trình không phù hợp, lãng phí nguồn nước,…
Hạn hán để lại hậu quả rất nghiêm trọng cho đời sống đặc biệt là trong sản xuất. Nhất là đối với quốc gia có nền nông nghiệp lúa nước phát triển như Việt Nam, hạn hán kéo dài tác động to lớn đến sản xuất. Bên cạnh đó nó còn hủy hoại lớp thảm thực vật, động vật, quần cư hoang dã, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người,..
Phun trào núi lửa : hiện tượng này xảy ra khi vỏ thạch quyển di chuyển, dẫn đến chất bị nóng chảy. Núi lửa phun trào nhằm giải phóng một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng đất.
Trên thế giới có ba quốc gia là Mỹ, Nhật Bản, Indonesia là ba quốc gia có nhiều núi lửa hoạt động nhất đặt biệt là Indonesia và Nhật Bản. Việt Nam cũng có rất nhiều núi lửa nhưng hầu như đã tắt, ngừng hoạt động. Tại những ngọn núi lửa này, người ta đã phát triển du lịch đặc biệt là hình thức du lịch sinh thái với suối nước nóng.
Núi lửa sẽ trở nên thật thảm họa khi nó giận dữ phun trào. Nhưng khi bình yên, nó như một người mẹ hiền từ cung cấp một lượng phù sa màu mỡ cho nhân cư xung quanh mình. Bở lẽ lớp nham thạch núi lửa phun trào chứa rất nhiều chất màu, rất thích hợp cho việc trồng trọt và phát triển nông nghiệp.
Ngoài những thiên tai về tự nhiên nói trên còn có rất nhiều các dạng thiên tai khác như mưa đá, vòi rồng, lũ lụt, hỏa hoạn…. Gây những tổn thất nặng nề về người và của.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu xe mô tô là gì? Chia sẻ cẩm nang về những dòng xe mô tô ở Việt Nam
2.2. Thiên tai do con người gây nên
Bên cạnh những thiên tai từ tự nhiên, con người cũng góp một phần không nhỏ tạo nên những thiên tai cho chính mình như bệnh dịch, nạn đói, chiến tranh,…
Bệnh dịch: là một loại bệnh bùng phát nhanh chóng, lây lan trên diện rộng mà con người không thể khống chế. Bệnh dịch lây lan với tốc độ chóng mặt sẽ thành đại dịch. Trong suốt chiều dài lịch sử, loài người đã trải qua rất nhiều những đợt bệnh dịch, đại dịch như dịch tả, đại dịch cúm, SARS, AIDS, cúm H1N1,… Chúng ta cũng vừa trả qua một đạt dịch vô cùng đáng sợ đó là EBOLA, zika,…
Con người phát triển làm cho xã hội thay đổi, môi trường thay đổi dẫn đến việc sản sinh ra nhiều loại vi khuẩn. Nền y học phát triển giúp tiêu diệt được một bộ phận vi khuẩn, vi rút đó, một bộ phận khác tiến hóa, biến chuyển thành những vi rút mới, một đại dịch mới ra đời. Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị các loại bệnh này. Kháng sinh ra đời đã được coi là một tiến bộ vượt bậc của nền y học. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc kháng sinh đã dẫn đến việc nảy sinh một vấn nạn mới, đáng lo ngại hiện nay đó là việc kháng lại thuốc kháng sinh của các loại vi rút này.
Nạn đói: đó chính là việc thiếu nước, đặc biệt thiếu lương thực trên diện rộng. Nguyên nhân của nạn đói là do các thiên thai về tự nhiên đã phá hoại quá trình sản xuất nông nghiệp, ngoài ra cũng là do con người không chú trọng phát triển nông nghiệp, do chiến tranh, bệnh dịch,…
2.3. Thiên tai từ ngoài vũ trụ
Bên cạnh đó còn có những thiên tai ập đến từ ngoài vũ trụ mà con người ta khó lòng mà phòng tránh. Cụ thể như các cú va chạm giữa thiên thạch rơi vào trái đất, vết loét tia Gama, bùng lóe mặt trời,….
Các vệ tinh nhân tạo, các GRB có vai trò quan trọng trong việc quan sát, phát hiện những thiên tai ập đến từ ngoài vũ trụ này.
3. Hậu quả mà thiên tai để lại
Dù là thiên tai từ tự nhiên, từ ngoài vũ trụ, hay do con người thì đều để lại một hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với đời sống, sản xuất cũng như tính mạng con người. Người ta ước tính có mỗi năm có hàng tỉ người chết vì thiên tai, hàng ngàn nhà máy, xí nghiệp, thành phố biến mất chỉ sau một đêm. Có những khu vực biến mất vĩnh viễn sau một trận động đất, một cơn sóng thần hay một trận lũ lụt. Cụ thể như động đất mạnh ở Nhật Bản và Ecuador, Cháy rừng ở Canada, bão ở châu Âu và Mỹ đã gây thiệt hại khoảng 20 đến 30 tỷ USD, lấy đi khoảng 3000 sinh mạng. Hay như nạn dịch Ebola năm 2016 ở Châu Phi đã dẫn đến hàng nghìn người chết, con đường thông thương giữa các quốc gia bị ngưng trệ do kiểm soát ngặt nghèo, kinh tế gặp nhiều khó khăn,…
Ở Việt Nam trung bình mỗi năm đón khoảng 16 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, riêng tháng 12 năm 2017 cơn bão số 12 gây thiệt hại nặng nề về mọi mặt. Đó là thiệt hài về tài chính hơn 60.000 tỷ đồng, hơn 400 người chết và mất tích, 644 người bị thương, 8.126 ngôi nhà bị đổ sập phá bỏ,… (theo số liệu thống kê từ TTXVN). Hậu quả nó để lại vô cùng nghiêm trọng.
4. Vậy phải làm gì để phòng chống và giảm thiệt hại của thiên tai bão lũ?
Con người không thể ngăn chặn thiên tai, tuy nhiên con người có thể phòng chống chúng. Để phòng chống, giảm thiểu thiệt hại của thiên tai bão lũ không còn cách nào khác ta phải giảm sự xuất hiện của thiên thai.
- Bằng việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, ngăn chặn những chuyển biến xấu của môi trường, cũng là ngăn chặn những tác động xấu đó đến trái đất.
- Cập nhật thường xuyên thông tin của thiên tại để có những biện pháp phòng tránh kịp thời.
- Sơ tán dân, di dân khỏi vùng nguy hiểm khi sảy ra thiên tai.
- Thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển dịch cơ cấu phát triển nông nghiệp sang phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đan xem nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Làm tốt công tác dự báo, dự tính và tuyên truyền giáo dục cho mọi nhà, mọi người.
- Sử dụng thuốc một các hợp lí, vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, không cho khuẩn bệnh có điều kiện phát triển, tái sinh.
- Nâng cao dân trí, ý thức của mọi người, mọi nhà về vấn đề bệnh và phòng bệnh.
Chúng ta không thể ngăn chặn thiên tai, nhưng bằng những biện pháp cụ thể chúng ta có thể giảm bớt thiên tai cũng như giảm bớt những thiệt hại về người và của.
Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi đã giúp các bạn cho cái nhìn khái quát hơn về thiên tai cũng như những vấn đề liên quan. Từ đó có cách phòng tránh tốt nhất mỗi khi thiên tai ập đến.