Tổng hợp những thông tin về bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Theo dõi work247 tại
Trần Hải Minh tác giả work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh

Ngày đăng: 13-05-2024

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh là một trong những hoạt động quan trọng và thường xuyên của mỗi doanh nghiệp hiện nay. Thông qua báo cáo từ bảng này thì doanh nghiệp sẽ thấy rõ tình hình kinh doanh của mình và có những thay đổi chiến thuật cần thiết. Nếu như bạn chưa hiểu, chưa biết rõ cách để lập bảng báo cáo này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Tìm Việc Nhân Viên Kinh Doanh

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Cùng tìm hiểu xem bảng báo cáo kết quả kinh doanh là gì?

Cùng tìm hiểu xem bảng báo cáo kết quả kinh doanh là gì?
Cùng tìm hiểu xem bảng báo cáo kết quả kinh doanh là gì?

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thông thường sẽ được lập theo tháng và quý hoặc theo năm, tức là trong một khoảng thời gian nhất định nào đó thì doanh nghiệp bắt đầu thực hiện lập bảng báo cáo này để theo dõi tình hình hoạt động.

Bảng báo cáo này thực chất chính là báo cáo tài chính tổng hợp dùng để phản ánh một cách tổng quát nhất về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định nào đó và nó cũng thể hiện được một cách chi tiết nhất các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng được thực hiện một cách cân đối nhất. Nó thể hiện được sự cân đối dựa trên sự cân đối của doanh thu, chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện và những kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp đã đạt được.

2. Tầm quan trọng của bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Tầm quan trọng của bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Tầm quan trọng của bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Bạn có biết tầm quan trọng của bảng báo cáo kết quả kinh doanh là như thế nào không? Có thể nói nó thật sự quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay đó. Bởi các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động kinh doanh thì cũng chính là để thu về lợi nhuận cho mình.

Có nguồn vốn để đầu tư thêm và có thể giúp cho doanh nghiệp trả công cho nhân viên làm việc. Tuy nhiên nếu như doanh nghiệp không thật sự biết được tình hình hoạt động kinh doanh của mình thì sẽ dẫn đến tình trạng lỗ vốn. Các phương pháp, phương hướng kinh doanh không phải được thực hiện trong một thời gian liên tục, mà mỗi thời kỳ, giai đoạn khác nhau nó phải được thay đổi để làm sao thích nghi được với nhu cầu thị trường và có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trong tương lai.

Chình vì thế mà khi có bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì họ có thể dựa vào đó để nắm bắt được tình hình, xem có cần thiết phải thay đổi phương hướng hay không. Chính vì thế mà bảng báo cáo này thật sự quan trọng. Hiện nay nó cũng được nhiều nhà lãnh đạo áp dụng nó trong hoạt động kinh doanh của mình.

Tìm việc làm cộng tác viên kinh doanh

3. Tình chất của bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Tình chất của bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Tình chất của bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Có thể nhiều bạn vẫn chưa thật sự hiểu được tính chất của bảng báo cáo này là như thế nào. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh khác so với bảng cân đối kế toán là luôn giữ được tính chất cân đối của tài sản và vốn ở trong bất kỳ một giai đoạn, một thời điểm nào đó.

Bảng báo cáo kết quả của hoạt động kinh doanh này lại luôn giữ được tính chất cân đối nhờ vào việc xác lập mối quan hệ vô cùng chặt chẽ giữa những chỉ tiêu với nhau. Kết quả của hoạt động này chính là cách liên hệ những chỉ tiêu về doanh thu và chi phí của đơn vị đó.

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh còn có một tính chất nữa đó chính là tính thời kỳ của các chỉ tiêu. Bạn có thể thấy được tuy báo cáo này được lập ở một thời điểm nhất định, thế nhưng nó lại phản ảnh được toàn bộ những kết quả tích lũy trong một khoảng thời gian dài hoạt động. Cũng chính vì thế mà khi sử dụng bảng báo cáo này thì bạn cũng cần phải chú ý đến tính chất của nó.

Ví dụ như: bạn lập bảng báo kết quả hoạt động bán hàng trong một năm để xem tình hình hoạt động có hiệu quả không. Tuy làm báo cáo ở một thời điểm cụ thể là cuối năm, thế nhưng nó lại phản ánh và thể hiện rõ được tình hình bán hàng của cả năm đó như thế nào.

Tải về: Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ

4. Tìm hiểu về cách làm bảng báo cáo kinh doanh

4.1. Bố cục cơ bản của một bảng báo cáo

 Bố cục cơ bản của một bảng báo cáo
 Bố cục cơ bản của một bảng báo cáo

Đối với bố cục cơ bản của một bảng báo cáo thì nó sẽ có 5 cột, trong đó mỗi cột thể hiện nội dung khác nhau từ những tiêu chí cho đến những ký hiệu. Đối với nội dung của những cột này sẽ bổ trợ và làm thông tin chính cho việc thống kê và làm bảng báo cáo.

Bạn có thể lập bảng báo cáo thành cột A, B, C và cột 1, cột 2. Tuy nhiên cũng có thể lập thành các cột 1, 2, 3, 4, 5 để đỡ bị nhầm lẫn với nhau. Bố cục cơ bản của bảng báo cáo kết quả kinh doanh thông thường sẽ giống nhau, các công ty đều sẽ sử dụng chung một mẫu này. Có thể tải trực tiếp từ trên mạng xuống hoặc cũng có thể tự làm bảng này để sử dụng.

Tìm hiểu thêm: Cách tính hiệu quả kinh doanh

4.2. Những nội dung chính và phương pháp lập bảng báo cáo đó

 Những nội dung chính và phương pháp lập bảng báo cáo đó
 Những nội dung chính và phương pháp lập bảng báo cáo đó

Trong bảng báo cáo kết quản hoạt động kinh doanh sẽ có 5 cột (trong đó được chia thành cột A, B, C, Cột 1, 2), trong đó cụ thể như sau:

- Đối với cột A: thể hiện các chỉ tiêu báo cáo

- Đối với cộy B: trong nội dung cột này sẽ thể hiện mã số tương ứng với các chỉ tiêu ở cột A.

- Cột C: Thể hiện số hiệu tương ứng với chỉ tiêu của báo cáo được thể hiện trong bảng thuyết minh tài chính.

- Cột 1: nội dung của cột này thể hiện tổng số sẽ phát sinh trong năm báo cáo

- Cột 2: nội dung cột này thể hiện những số liệu của năm trước, sau đó dùng để so sánh với năm đang lập bảng.

Chi tiết cách lập báo cáo ở cột 1 (năm thực hiện làm bảng báo cáo):

- Mã 01: thể hiện doanh thu bán hàng, các dịch vụ cung cấp:

Mục tiêu này sẽ thể hiện tổng số tiền thu được từ việc bán hàng, giá trị cụ thể của các bất động sản được đầu tư và các dịch vụ cung cấp trong năm qua để đưa vào báo cáo của công ty. Những số liệu để ghi chép vào chỉ tiêu này chính là lũy kế của số phát sinh bên có tài khoản 511 trên sổ cái hoặc nhật ký.

- Mã 02: thể hiện các khoản dùng để giảm trừ doanh thu:

Trong chỉ tiêu này sẽ dùng để ghi vào các khoản trừ doanh thu của năm đó, trong đó bao gồm như sau: chiết khấu thương mại, giảm giá của hàng hóa, hàng hóa bán rồi bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, thuế của xuất khẩu hàng hóa, thuế giá trị gia tăng. Với những số liệu dùng để ghi vào trong tiêu chí này là lũy kế phát sinh của bên nợi tài khoản 511 với bên có tài khoản 521, tài khoản 333 trong năm thực hiện làm bảng báo cáo.

- Mã số 10: thể hiện doanh thu thuần của bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Đối với chỉ tiêu này sẽ là số liệu để phản ánh doanh thu bán hàng hóa, mỹ phẩm, bất động sản dùng để đầu tư và cung cấp dịch vụ, những số này đã được trừ ở trong khoản trừ của năm đó để làm báo cáo. Đây cũng chính là một căn cứ để tính kết quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Mã số 11: thể hiện giá vốn bán hàng:

Đối với chỉ tiêu này sẽ thể hiện và phản ánh được tổng giá trị vốn của hàng hóa đó, bất động sản và đầu tư giá thành sản xuất của sản phẩm đã được bán, các khoản chi phí dùng để thực hiện ra một sản phẩm đã hoàn thành đó và được bán trên thị trường.

- Mã số 20: thể hiện lợi nhuận gộp của bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Đối với chỉ tiêu này thì nó thể hiện sự chênh lệch của doanh thu thuần và doanh thu bán hàng hóa, cung cấp về các dịch vụ với giá vốn hàng hóa sẽ phát sinh trong năm báo cáo đó.

- Mã số 21: thể hiện doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp đó

- Mã số 22: thể hiện chi phí tài chính của doanh nghiệp.

- Mã số 23: thể hiện chí phí lãi vay

- Mã số 24 thể hiện chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp

- Mã số 30 thể hiện những lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Mã số 31 thể hiện những khoản thu nhập khác của doanh nghiệp

- Mã số 32 thể hiện những khoản chi khác của doanh nghiệp

- Mã số 40 thể hiện những lợi nhuận khác mà doạnh nghiệp thu về

- Mã số 50 thể hiênn tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (mã 50 sẽ được tính bằn mã 30 + mã 40)

- Mã số 51 thể hiện chi phí thuế thu nhập của doanh nghiệp

- Mã số 60 thể hiện lợi nhuận sau thuế thu nhập của công ty, doanh nghiệp

Đó chính là cã mã số mà bạn cần phải lưu ý khi sử dụng và làm bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Với nhiều mã số như thế này thì chắc chắn sẽ gây khá nhiều phức tạp cho bạn trong quá trình làm bảng, tuy nhiên thì nó sẽ giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của mình và từ đó có thể đánh giá được tình trạng hoạt động của doanh nghiệp.

Tìm việc làm trợ lý giám đốc kinh doanh

4.3. Nguồn gốc để làm bảng báo cáo

Nguồn gốc để làm bảng báo cáo
Nguồn gốc để làm bảng báo cáo

Đối với nguồn gốc để làm nên một bảng báo cáo kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp thì sẽ phải dựa vào khá nhiều nguồn gốc khác nhau thì mới hoàn chỉnh bảng được. Các nguồn gốc đó bao gồm như sau:

- Khi làm bảng báo cáo kết quả kinh doanh thì vẫn phải sử dụng và dựa vào những báo cáo và kết quả của kỳ trước đó để có thể so sánh xem doanh nghiệp mình đang thật sự có lợi nhuận hay không có lợi nhuận.

- Bên cạnh đó khi làm báo cáo kết quả kinh doanh thì cũng cần phải căn cứ vào sổ kế toán trong các kỳ từ loại thứ 5 cho đến loại thứ 9.

Như vậy, trên đây chính là những nội dung cần thiết về bảng báo cáo kết quả kinh doanh mà bạn nên biết. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đây thì sẽ thật sự hữu ích với bạn.

Tham khảo thêm bảng báo cáo kết quả kinh doanh:

mãu 1.doc

mẫu 2.xlsx

mẫu 2.xlsx

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1742 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT