Giải mã Chiến lược đại dương xanh là gì? Điểm mới của chiến lược này?

Tác giả: Quỳnh Trang

Các bạn hiểu chiến lược đại dương xanh là gì? Chiến lược này có tác dụng gì trong kinh doanh? Nếu vẫn chưa giải đáp được các câu hỏi này mời bạn tìm hiểu bài viết bên dưới của work247.vn để biết rõ hơn thông tin về chiến lược này.

1. Hé mở khái niệm về chiến lược đại dương xanh

Chiến lược đại dương xanh từ điển Cambridge đọc là Blue Ocean Strategy

Chiến lược Đại dương xanh được hình thành và phát triển từ năm 2004, bởi  W Chan Kim và Renée Mauborgne. Dựa trên nghiên cứu chiến lược kinh doanh các doanh nghiệp trong 100 năm qua và với 30 lĩnh vực ngành nghề. 

Hé mở khái niệm về chiến lược đại dương xanh

Bởi vì mỗi công ty muốn duy trì sự tồn tại và phát triển luôn cần phải tạo ra những chiến lược riêng cho công ty mình. Chiến lược đại dương xanh đã được hình thành như thế và nó giúp cho các công ty phát triển hiệu quả hơn trong tình hình kinh doanh của mình.

Năm 2005, Renee Mauborgne và Chan Kim – 2 giáo sư đến từ Pháp, đã xuất bản cuốn sách “Blue Ocean Strategy”  tạm dịch là “Chiến lược Đại dương xanh. Hai ông cho rằng “Sự thành công bền vững không đến từ việc cạnh tranh với các đối thủ mà từ việc tạo ra Đại đương xanh”. Họ cho rằng các công ty nên tìm thị trường mới thay vì khai thác những thị trường đã lâu.

2. Sáu nguyên lý quan trọng của chiến lược đại dương xanh

Trong kinh doanh nói chung và trên thị trường nói riêng luôn cần phải biết những nguyên tắc chính để tồn tại. Và trên thương trường khốc liệt nguyên tắc kinh doanh là điều tất cả các công ty, doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển không thể bỏ qua. Sau đây cùng tìm hiểu các nguyên tắc của chiến lược đại dương xanh dưới đây nhé.

2.1. Nguyên lý lập lại cấu trúc thị trường

Giúp doanh nghiệp xác định những chiến lược có hệ thống và tạo ra khoảng thị trường trên nhiều ngành nghề. 

Điều này làm cho doanh nghiệp đóng băng sự cạnh tranh và mở ra một chiến lược đầy tiềm năng trên thị trường bằng 6 quy ước cụ thể là:

Nguyên lý lập lại cấu trúc thị trường

2.1.1. Nhìn nhận lại các sản phẩm thay thế

Các công ty sau thời gian dài hoạt động luôn phải tạo sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng mình. Không chỉ sản xuất và phân phối sản phẩm mới, các doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài phải xem xét sản phẩm của mình sau khi thay thế đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay chưa? Nếu câu trả lời là chưa thì cần phải xem xét, chỉnh sửa lại sản phẩm cho đáp ứng nhu cầu người sử dụng.

2.1.2. Tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng

Như đã nói ở trên thị trường luôn thay đổi vì thế muốn phát triển các công ty, doanh nghiệp phải tạo ra nhiều sản phẩm/ dịch vụ chất lượng để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng.

 Tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng 

2.1.3. Tăng trưởng theo các nhóm trong ngành

Nội dung cụ thể là bằng cách xây dựng điểm chung của khách hàng kể cả những người chưa phải là khách hàng của mình để tối đa hóa quy mô 

2.1.4. Tạo các sản phẩm/ dịch vụ bổ sung

Trong kinh doanh ngoài chú trọng sản phẩm còn cần phải biết cách thu hút khách hàng bằng những chiến lược về giá hay tiện ích đi kèm vậy thì sản phẩm/ dịch vụ của bạn mới được nhiều khách hàng biết đến và sử dụng lâu dài.

2.1.5. Định hướng sản phẩm theo mục đích đề ra

Mỗi một mô hình kinh doanh luôn cần phải đề ra mục tiêu, mục đích sản phẩm của mình để từ đó đi theo những định hướng đó và duy trì sự phát triển ví dụ như KFC chú trọng vào gà rán và tạo ra những công thức,  những món ăn về đồ ăn nhanh này để đem tới khách hàng.

2.1.6. Quan tâm thời gian

các doanh nghiệp luôn tập trung vào việc phát triển và duy trì hai giá trị chính là giá thương hiệu hiện tại và giá trị thương hiệu trong những thời gian tới

2.2. Nguyên lý tập trung vào nhìn tổng thể

Một người kinh doanh tài ba là người phải biết nhìn xa trông rộng và người đó phải lãnh đạo doanh nghiệp của mình đi đúng hướng. Kinh doanh không thể chỉ nhìn ở cái lợi trước mắt mà còn cần phải nhìn một cách tổng thể, nhìn ột cách lâu dài thế mới có thể đi đúng hướng và phát triển.

Nguyên lý tập trung vào nhìn tổng thể

2.3. Phát triển mạnh hơn nhu cầu đang có

thị trường kinh doanh ngày càng phức tạp và biến động muốn duy trì sự tồn tại và phát triển các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào nhu cầu hiện có của khách hàng mà phải tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới đánh vào những nơi có khách hàng tiềm năng và đáp ứng nhu cầu của họ.

2.4. Đảm bảo chiến lược theo đúng trình tự

Nguyên tắc trên thị trường kinh doanh luôn phức tạp và đòi hỏi tính chuẩn xác vì thế các bước chiến lược trong chiến lược đại dương xanh luôn đòi hỏi tính chính xác và trình tự của nó và cụ thể trình tự đó là:Tiện ích,giá cả,chi phí và việc áp dụng.

2.5. Vượt qua trở ngại trong tổ chức

Mỗi một chiến lược đề ra luôn có ý kiến tán thành và không tán thành đặc biệt trong tổ chức công ty, doanh nghiệp. Bởi trong tổ chức luôn tồn tại những kiểu người khác nhau như : người chăm chỉ làm việc bảo gì nghe nấy. người có những chứng kiến riêng ,... Để thực hiện hóa những chiến lược kinh doanh mới luôn luôn phải chịu được những ý kiến trái chiều đó.

2.6. Thực hiện chiến lược 

Khi đã vượt qua tất cả những nguyên tắc và những khó khăn trên thì việc thực hiện chiến lược đại dương xanh trong doanh nghiệp không chỉ cần một hay một nhóm làm mà cần phải tạo nên bởi toàn bộ hệ thống nhân viên trong công ty thì chiến lược này mới trở nên hiệu quả và thành công.

3. So sánh chiến lược đại dương xanh với đỏ

Để so sánh giữa chiến lược đại dương xanh với đại dương đỏ mời cùng tìm hiểu một chút thông tin về chiến lược đại dương đỏ là gì nhé.

Chiến lược đại dương đỏ:  là một kế hoạch hành động để một sản phẩm tồn tại (và tạo ra lợi nhuận) trong một thị trường kinh doanh.

So sánh chiến lược đại dương xanh với đỏ ​

Và tiếp theo hãy cùng so sánh giữa chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ giống và khác nhau như thế nào sau đây:

-Về khái niệm: 

+ Chiến lược đại dương đỏ có sự tập trung và sẽ có tính cạnh tranh cao.

+ Chiến lược đại dương xanh tập trung nhiều hơn vào các xu thế của thời đại mới và nhu cầu mới khách hàng trong việc tạo ra một thị trường mới dựa trên các nhu cầu đó.

- Về chiến lược tham gia;

+ Với chiến lược đại dương đỏ: Doanh nghiệp sử dụng sẽ phải tạo ra một nhu cầu cụ thể cho sản phẩm của mình bằng cách tạo ra một sản phẩm/ dịch vụ mới hoặc sáng tạo hơn trước.

+Với chiến lược đại dương xanh: Điều đầu tiên khi tham gia thị trường đối với doanh nghiệp sử dụng chiến lược này là phải nghiên cứu kỹ lưỡng và phân tích các xu hướng mới hoặc nhu cầu mới trên thị trường.

4. Công cụ của chiến lược đại dương xanh

Thị trường luôn biến đổi bởi vậy nên ngoài chiến lược đã tạo các doanh nghiệp còn cần biết tới các công cụ phân tính để nhìn nhận chiến lược của mình có hiệu quả hay không, và các công cụ của chiến lược đại dương xanh đó là:

- Mô hình chiến lược đại dương xanh

- Khung hành động

- Mô hình mạng

Công cụ của chiến lược đại dương xanh

Trên đây là tất cả những thông tin vô cùng hữu ích cho bạn về chiến lược đại dương xanh là gì?. Bài viết trên mình đã cho các bạn biết khái niệm, các đặc điểm và một số nguyên tắc nhất định phải nắm được trong chiến lược này rồi đấy. Nếu doanh nghiệp của bạn còn đang loay hoay chưa biết xây dựng chiến lược gì phù hợp với thời điểm kinh tế biến động hiện nay thì lựa chọn tuyệt vời chính là chiến lược đại dương xanh.