Cách tính hiệu quả kinh doanh nhanh và chính xác cho doanh nghiệp

Tác giả: Nguyễn Minh Tâm 17-05-2024

Từ xa xưa, quá trình sản xuất đã được hình thành nhưng con người thật sự vẫn chưa quan tâm tới hiệu quả sản xuất kinh doanh bởi lúc đó là nền kinh tế đóng. Thế nhưng, hòa chung trong sự hội nhập kinh tế quốc tế thì việc xem xét và phân tích hiệu quả kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp nhận định được vị thế, lợi thế cạnh tranh cũng như xác định được việc kinh doanh có đang thực sự hiệu quả hay không, tức lãi hay lỗ. Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho các bạn những cách tính hiệu quả kinh doanh nhanh và chính xác nhất.

1. Hiệu quả kinh doanh – khái niệm quen thuộc trong các doanh nghiệp

1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh

Khái niệm hiệu quả kinh doanh

Yếu tố hiệu quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay và là để đạt được điều này, các doanh nghiệp phải tốn rất nhiều công sức. Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu hiệu quả thực chất là gì? Hiệu quả hay hiệu quả lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao tổn để có thể tạo ra một sản phẩm, hoặc là tổng sản phẩm tạo ra trên một đơn vị thời gian. Với một đơn vị sản phẩm càng mất ít thời gian để tạo ra thì doanh nghiệp đó càng đạt được hiệu quả kinh doanh.

Từ đây, ta có thể hiểu hiệu quả kinh doanh là khái niệm dùng để chỉ mức độ giới hạn sản xuất của các doanh nghiệp, nếu tăng sản lượng của hàng hóa này thì đồng nghĩa số lượng hàng hóa kia sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh ngày nay khi mà áp dụng các thời đại công nghệ được tính bằng công thức sau:

  • Hiệu quả kinh doanh tương đối = kết quả đầu ra / kết quả đầu vào
  • Hiệu quả kinh doanh tuyệt đối = kết quả đầu ra – kết quả đầu vào
Đo lường hiệu quả kinh doanh

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật thì việc gia tăng sản lượng với cùng một mức thời gian như thế mang lại cho các doanh nghiệp nhiều hiệu quả kinh doanh hơn. Song, những doanh nghiệp nhỏ và vừa với khả năng tài chính thấp thì rất khó phát triển các công nghệ hiện đại, thì phần lớn chủ yếu dựa vào năng lực của nhân viên cũng như các chi phí marketing khác.

Tham khảo: Mô hình Canvas

1.2. Ý nghĩa của chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh

Theo đó thì chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa như thế nào đối với các doanh nghiệp? Một doanh nghiệp khi thống kê báo cáo tài chính thấy chỉ tiêu doanh thu cực kỳ cao, song không vì thế mà đánh giá ngay doanh nghiệp đó đang hoạt động hiệu quả trong kinh doanh. Bởi chúng ta cần phải xem xét xem doanh nghiệp đó đã chi tiêu như thế nào, đánh giá qua chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh để có thể thấy kết quả đầu ra so với kết quả đầu vào như thế nào thì mới có kết luận doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không được. Con số chênh lệch này càng lớn thì doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh càng cao.

Ý nghĩa của chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh

Có thể nói, chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với từng nhân tố tham gia vào nền kinh tế:

Đối với doanh nghiệp: doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh thì sẽ mang lại nhiều lợi nhuận và có khả năng luân chuyển dòng vốn, đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất hơn nữa. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ gia tăng được lợi thế cạnh tranh và củng cố được vị thế của mình so với các đối thủ khác.

Đối với các nhà đầu tư: việc có được hiệu quả kinh doanh sẽ mang lại một nguồn thu không hề nhỏ cho các nhà đầu tư vào dự án, doanh nghiệp,… Bởi hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với việc hình thành lợi nhuận mà số tiền các nhà đầu tư sẽ được gia tăng dựa vào số lợi nhuận thu về được.

Đối với các đối tượng cho vay: các doanh nghiệp đi vay khi đạt được hiệu quả kinh doanh cao thì sẽ có khả năng chi trả các khoản nợ cũng như có nhu cầu vay vốn mở rộng quy mô nhiều hơn.

Đối với các cơ quan Nhà nước: sẽ thu được nhiều khoản phí, thuế từ các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, thu về được nhiều lợi nhuận.

Đối với người lao động: một doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao, đồng thời có quy mô rộng lớn sẽ có nhiều ưu đãi cho người lao động về mức lương, chế độ phúc lợi xã hội tốt hơn so với các doanh nghiệp nhỏ.

Tham khảo: mẫu báo cáo tài chính

1.3. Bản chất của hiệu quả kinh doanh

Bản chất của hiệu quả kinh doanh

Nhìn chung, bản chất của hiệu quả kinh doanh đó là sự chênh lệch giữa các yếu tố đầu ra so với các yếu tố đầu vào mà doanh nghiệp đó đang sử dụng. Tuy nhiên, để đạt được độ chính xác nhất định thì còn tùy thuộc vào thời gian, không gian và các nhân tố khác.

Thế nhưng, trong thời đại yêu cầu phát triển bền vững đối với tất cả các doanh nghiệp thì việc đạt được hiệu quả kinh doanh không chỉ dừng lại ở mức lợi nhuận thu về cao, mà còn đảm bảo được việc bảo vệ mội trường và đảm bảo an sinh xã hội tốt cho người lao động.

Việc làm nhân viên kinh doanh

2. Các nhân tố tác động tới hiệu quả kinh doanh

2.1. Quy mô doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp là một trong những yếu tố hàng đầu tác động đến hiệu quả kinh doanh. Một doanh nghiệp có quy mô lớn chắc chắn sẽ nhận được sự tin cậy đến từ các nhà đầu tư, các đối tượng cho vay như ngân hàng,… và họ có tiền để đầu tư vào các yếu tố đầu vào cũng như giảm bớt được gánh nặng về chi phí đầu vào. Hơn thế, các doanh nghiệp có quy mô lớn thường tuyển dụng đội ngũ nhân sự chất lượng cao, sở hữu công nghệ hiện đại nên họ có thể giảm thiểu được tối đa thời gian làm việc nhưng vẫn đạt được chỉ tiêu sản lượng bán ra.

Quy mô doanh nghiệp

Ngược lại, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường sản xuất ít do hạn chế về nguồn lực vốn, công nghệ, nhân lực,… nên đạt được hiệu quả kinh doanh thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn. Chính vì vậy, mở rộng quy mô sản xuất là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay.

Xem thêm: Việc làm quản trị kinh doanh

2.2. Khả năng tài chính

Khả năng tài chính cũng là yếu tố tác động mạnh tới việc doanh nghiệp đó đạt hiệu quả kinh doanh cao hay thấp. Ngày nay, việc kinh doanh hiệu quả còn phụ thuộc khá lớn vào các hoạt động marketing có hiệu quả hay không, và để làm được điều này cần có sự đầu tư từ khả năng tài chính của công ty. Nếu doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính thì sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, bán được nhiều sản phẩm hơn và thu về được nhiều lợi nhuận hơn.

Ngược lại, các doanh nghiệp thiếu vốn thì khả năng xoay sở sẽ khó hơn, họ sẽ phải tiếp cận các hình thức marketing khác ít hiệu quả hơn như phát tờ rơi, sử dụng banner,…

Xem thêm: Việc làm Marketing

2.3. Khoa học kĩ thuật

Khoa học kĩ thuật

Khoa học kĩ thuật càng hiện đại thì các doanh nghiệp sở hữu chúng sẽ đạt được nhiều sản lượng hơn mà thời gian làm việc so với nhân công cũng như nhau. Do đó, hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp đó sẽ cao hơn so với những doanh nghiệp sử dụng thủ công.

Tuy nhiên, để đầu tư vào khoa học kĩ thuật công nghệ hiện đại không phải là điều mà doanh nghiệp nào cũng làm được vì nó cần một khoản vốn rất lớn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp có thể tự nghiên cứu và phát triển tìm kiếm ra những sáng chế, phương án hiệu quả khác thế chỗ vào.

2.4. Các nhân tố vĩ mô khác

Ngoài ra, chúng ta cũng cần quan tâm đến các nhân tố vĩ mô khác cũng tác động gián tiếp tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như: tình hình kinh tế - chính trị, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ giá, các chính sách tài khóa và tiền tệ, các chính sách luật pháp,…

Tìm việc làm cộng tác viên kinh doanh

3. Tổng hợp những công thức tính nhanh và chính xác cho hiệu quả kinh doanh

3.1. Tỷ suất sinh lời/doanh thu (ROS)

Tỷ suất sinh lời/doanh thu (ROS)

ROS hay tỷ suất sinh lời trên doanh thu là chỉ tiêu được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất để đo lường hiệu quả kinh doanh ngày nay. Công thức tính đó là:

ROS = Lợi nhuận thuần / Tổng doanh thu

Theo đó, chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu, hay ROS, phản ánh mức độ lợi nhuận chiếm bao nhiêu so với tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu mức độ chiếm % của lợi nhuận thuần càng cao thì doanh nghiệp đó càng đạt hiệu quả kinh doanh cao.

Chỉ tiêu này bị ảnh hưởng sự thay đổi của giá bán hàng hóa, chi phí sản xuất đầu vào của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lí không tốt hai nhân tố trên thì khả năng chi tiểu tỷ suất trên sẽ giảm mạnh, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.

Xem thêm: Quan điểm quản trị Marketing

3.2. Tỷ suất sinh lời/tổng tài sản (ROA)

Một chỉ tiêu khác để đo lường hiệu quả kinh doanh đó là ROA, hay còn được biết đến là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản.

ROA = Lợi nhuận thuần / Tổng tài sản

Chỉ tiêu phản ánh một đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, tức hiệu quả kinh doanh cao hay thấp. Tài sản của doanh nghiệp ở đây có thể kể đến là các tài sản ngắn hạn và dài hạn như: máy móc, nhà xưởng, công ty, các thiết vị vật liệu,… Ở đây chủ yếu xét đến các tài sản cố định hữu hình.

Các nhân tố tác động tới chỉ tiêu có rất nhiều, nhưng mạnh nhất vẫn khoa học kĩ thuật có thể làm lỗi thời hoặc hao mòn các tài sản của doanh nghiệp, giảm hiệu quả kinh doanh.

Tìm hiểu thêm: Tỷ suất lợi nhuận là gì

3.3. Tỷ suất sinh lời/vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lời/vốn chủ sở hữu (ROE)

Ta có thể đo lường hiệu quả kinh doanh dựa vào chỉ tiêu ROE – tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu với công thức như sau:

ROE = Lợi nhuận thuần / Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, mang lại hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp như thế nào.

Xem thêm: Các chỉ số tài chính

3.4. Cách so sánh hiệu quả kinh doanh

Khi so sánh hiệu quả của các doanh nghiệp, điều quan trọng là phải thực hiện nó trong bối cảnh của một ngành nhất định. Chẳng hạn, việc so sánh một công ty sản xuất với một doanh nghiệp trực tuyến hoặc thậm chí một cửa hàng bán lẻ quần áo với một chuỗi cửa hàng bánh sẽ không có ý nghĩa gì. Để so sánh hiệu quả của các doanh nghiệp khác nhau, một số liệu tốt để sử dụng là Biên lợi nhuận (Lợi nhuận gộp và / hoặc Lợi nhuận hoạt động).

Các nhân tố tác động đến như là: nhân lực, công nghệ. Để gia tăng được chỉ tiêu này, các doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận dựa vào tăng doanh thu từ việc bán nhiều sản lượng ra hơn, đồng thời giảm thời gian sản xuất dựa vào công nghệ. Hoặc doanh nghiệp có thể sử dụng vốn chủ sỡ hữu hiệu quả hơn bằng cách quay vòng dòng vốn có chiến lược và kế hoạch chặt chẽ. Trên đây là toàn bộ các thông tin về hiệu quả kinh doanh! Hy vọng các bạn đã tích lũy thêm cho mình những kiến thức bổ ích nhất trong kinh doanh.