Mô tả công việc Kế toán doanh thu tổng hợp nhất dành cho bạn
Tác giả: Nguyễn Minh Tâm 13-05-2024
Kế toán doanh thu là công việc đang được rất nhiều bạn theo đuổi hiện nay. Song, không hẳn ứng viên nào cũng biết rõ về vị trí công việc này cũng như những điều kiện để ứng tuyển. Vậy bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn bạn mô tả công việc kế toán doanh thu tổng hợp nhất dành cho bạn, giúp bạn có định hướng để dễ dàng ứng tuyển hơn.
1. Vị trí kế toán doanh thu - đặc trưng của nhóm việc làm tài chính
Kế toán doanh thu ngay từ tên gọi đã cho thấy tính chất công việc chủ yếu là liên quan đến việc tính toán, thống kê doanh thu của một doanh nghiệp. Nó là đặc trưng của nhóm việc làm tài chính - làm việc hoàn toàn với các con số có đơn vị là tiền tệ. Thông thường kế toán doanh thu thường có ở các công ty, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh về khách sạn, nhà hàng hoặc dịch vụ. Bởi lẽ doanh số của các doanh nghiệp này thường biến đổi hằng ngày với rất nhiều các mục thu khác nhau. Từ đó doanh nghiệp tất yếu phải cần có những người phụ trách kế toán của mảng này mà chúng ta gọi đó là kế toán doanh thu.
Kế toán doanh thu nhìn chung có nhiệm vụ lớn cuối cùng là kiểm soát nguồn tiền đầu vào của doanh nghiệp từ khách hàng (doanh thu). Trong khi đó doanh thu là nguồn tiền chính để nuôi sống cả doanh nghiệp. Chính vì thế mà vị trí công việc kế toán doanh thu đóng vai trò rất quan trọng đến tình hình tài chính chung của công ty. Vị trí này sẽ nằm trong phòng ban Kế toán, chịu sự quản lý của Kế toán trưởng và thường xuyên làm việc với đội ngũ nhân viên kinh doanh của nhà hàng, khách sạn.
2. Mô tả công việc Kế toán Doanh thu
Công việc Kế toán Doanh thu có nhiều hơn một các nhiệm vụ và công việc hằng ngày. Không đơn thuần chỉ là tính toán mà Kế toán doanh thu còn phải phụ trách những nhiệm vụ về báo cáo, kiểm soát, và giải quyết các vấn đề liên quan đến doanh thu doanh nghiệp. Cụ thể người giữ vị trí này sẽ đảm bảo 3 nhóm nhiệm vụ sau.
2.1. Thống kê số liệu doanh thu hằng ngày
Hằng ngày các Kế toán doanh thu sẽ lấy số liệu tổng hợp từ bộ phận thu ngân thông qua hóa đơn, máy thu tiền, máy quẹt thẻ để có được kết quả doanh thu của từng nguồn thu, sau đó sẽ tính tổng doanh thu của cả ngày hôm đó. Kết quả doanh thu tính toán được phải đảm bảo trùng khớp với báo cáo tính tổng trên hệ thống nếu không Nhân viên Kế toán Doanh thu sẽ tiếp tục phải thực hiện việc tính toán lại hoặc điều tra những phần chênh lệch. Ngoài việc tính toán này thì hằng ngày kế toán doanh thu cũng phải đảm nhiệm kèm theo đó là công việc báo cáo các kết quả doanh thu đó, đồng thời lưu lại các số liệu kết quả vào tài liệu nội bộ kinh doanh của doanh nghiệp. Đây sẽ là những căn cứ để làm công việc tổng hợp doanh thu vào cuối tháng, cuối quý hay cuối năm.
Các bộ phận khác cũng có thể thông qua các kết quả lưu trữ của bộ phận Kế toán Doanh thu này để nghiên cứu, đánh giá các chiến lược kinh doanh, marketing phù hợp với doanh nghiệp. Đặc biệt khi có các chương trình khuyến mãi hay giảm giá, miễn phí, nhân viên Kế toán doanh thu cũng phải kiểm tra việc thực hiện áp dụng các chương trình này có chính xác hay không. Nói cách khác thì đây chính là nhiệm vụ giám sát doanh thu đặc biệt của doanh nghiệp, nhằm hạn chế phát sinh các chi phí sai phạm trong quá trình chuẩn bị cho cuộc chạy đua doanh thu sau khuyến mại. Nếu phát hiện các sai phạm trong quá trình thực hiện của nhân viên thì Kế toán doanh thu có trách nhiệm báo cáo trung thực để kịp thời xử lý và khắc phục.
2.2. Kiểm soát các khoản thu
Mặc dù mọi khoản thu đều từ khách hàng song Kế toán doanh thu có nhiệm vụ đó là phải làm rõ cụ thể các khoản thu đó. Ví dụ với lĩnh vực về nhà hàng, khách sạn, các khoản thu cần kế toán doanh thu kiểm soát đó là:
- Nguồn thu từ khách hàng đến ăn
- Nguồn thu từ khách hàng đến thuê phòng
- Nguồn thu từ khách hàng phát sinh phí dịch vụ
- Nguồn thu từ khách hàng là đối tác doanh nghiệp
Ngoài cách kiểm soát theo nguồn thu theo mục đích sử dụng của khách hàng thì Kế toán kinh doanh còn có thể chia nguồn thu thành 2 nhóm như sau:
- Nguồn thu đặt cọc
- Nguồn thu sau khi thanh toán
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này, nhân viên kế toán doanh thu sẽ phải kiểm tra, nhập số liệu thật cẩn trọng, ngoài ra thỉnh thoảng kế toán doanh thu cũng phải thực hiện việc kiểm tra đột xuất ở các cửa hàng, chi nhánh doanh nghiệp. Việc kiểm soát này thực chất là để Kế toán doanh thu nắm được tình hình thu vào các nguồn một cách cụ thể, chính xác. Thông qua các tình hình đầu vào này thì kế toán có thể phán đoán được hiệu suất hoạt động của các nguồn khách, hoặc phương thức thanh toán hiện nay của doanh nghiệp có đang hiệu quả hay không. Từ đó báo cáo lại với ban quản trị, phòng chiến lược để có thể điều chỉnh để cải thiện hoặc tìm cách để thúc đẩy cho doanh thu được tiếp diễn ở thời gian kế tiếp.
Đọc thêm: Chính sách kế toán là gì
2.3. Báo cáo doanh thu hằng tháng
Nhiệm vụ thứ ba của Kế toán doanh thu đó chính là báo cáo, cụ thể là báo cáo theo tháng. Nhiệm vụ này gồm điển hình là công việc làm báo cáo tổng hợp doanh thu của cả tháng. Trong đó, báo cáo khi nộp lên cần phải có các loại báo cáo theo từng nguồn thu, báo cáo doanh thu thuần và doanh thu sau khi đã trừ đi các khoản phí gồm có phía hao tồn, chiết khấu thương mại, phí bảo trì dịch vụ, … Không những thế, bộ phận kế toán doanh thu còn phải hoàn tất các sổ sách ghi chép về nhật ký doanh thu theo từng ngày. Trong quá trình đó, kế hợp rà soát các lỗi phát sinh về kế toán hay thu ngân, nếu phát hiện lỗi hay sự thiếu sót về số liệu phải kịp thời cập nhập hoặc chỉnh sửa.
Sau đó, tất cả các báo cáo này sẽ được trực tiếp gửi đến Ban Quản trị, được in ra và trình công khai trong cuộc họp đình kỳ mỗi tháng của công ty. Kết quả báo cáo của kế toán doanh thu sẽ kết hợp với kết quả từ các bộ phận kế toán khác để có được bảo kết quả tài chính chung của doanh nghiệp trong suốt một tháng. Cũng trong cuộc họp đó, đại diện kế toán doanh thu sẽ đề xuất các ý kiến, nhận xét về doanh thu doanh nghiệp, đề xuất giải pháp khắc phục nếu có.
3. Mức lương và đãi ngộ cho vị trí kế toán doanh thu
Thuộc nhóm các việc làm tài chính, kế toán cho nên nhân viên kế toán doanh thu cũng có mức lương trung bình tương tự của nhóm việc làm này. Con số này dao động từ 5.000.000đ cho đến 10.000.000đ một tháng. Trong đó 5.000.000đ được xem là mức lương khởi điểm cho sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm. Và mức lương có thể tăng lên gấp đôi, hoặc thậm chí là hơn nữa dựa theo thâm niên công việc của nhân viên đó. Ngoài ra tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp thì mức lương của kế toán doanh thu cũng có sự khác biệt. Điều này cũng là dễ hiểu khi ở những doanh nghiệp lớn, công việc tính toán kiểm kê doanh thu sẽ nhiều hơn, như vậy mức lương cho khối công việc lớn cũng nhiều hơn. Ngược lại, ở những doanh nghiệp nhỏ, các nguồn thu ít hơn thì khối lượng công việc sẽ giảm bớt, dẫn đến mức lương đề nghị cũng thấp hơn.
Bên cạnh mức lương cố định hàng tháng theo hợp đồng thương lượng, nhân viên Kế toán doanh thu còn được hưởng các đãi ngộ khác theo đúng yêu cầu của pháp luật như: đóng Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm Xã hội, thưởng sinh nhật, cưới hỏi, lương tháng 13 hay các khoản phụ cấp khác theo quy định phúc lợi riêng của từng doanh nghiệp. Đặc biệt đối với vị trí này, nhân viên tập sự có thể học việc với tư cách là Cộng tác viên nhập liệu về doanh thu. Các bạn sẽ phụ trách một công việc điển hình nhất về kiểm toán trong 3 trách nhiệm công việc nêu trên. Đồng thời đổi lại, các bạn cũng sẽ được nhận mức lương học việc, thực tập sinh khoảng 1.800.000 đến 2.500.000đ.
Xem thêm: Mô tả công việc kế toán giá thành
4. Yêu cầu khi tuyển dụng kế toán doanh thu
Tương tự như mức lương, yêu cầu khi tuyển dụng kế toán doanh thu cũng phân loại dựa trên quy mô của doanh nghiệp đó. Điều đó có nghĩa là mức lương đề nghị càng cao thì yêu cầu khi tuyển dụng sẽ khắt khe hơn, ngược lại mức lương trung bình thì các yêu cầu cũng khá cơ bản. Cụ thể sẽ là những yêu cầu như:
Ứng viên phải tốt nghiệp các chuyên ngành đào tạo về tài chính, kế toán hệ chính quy cao đẳng hoặc đại học
Ứng viên có sự cẩn thận lẫn nhanh nhẹn trong các công việc về tính toán, sổ sách
Trách nhiệm trong công việc cũng luôn được nêu cao, đặc biệt là tính trung thực trong việc ghi chép các báo cáo doanh thu
Ứng viên phải có kỹ năng về quản lý thời gian cũng như tư duy logic tốt để có thể phát hiện ra các sai sót trong quá trình làm kế toán doanh thu
Đặc biệt kế toán doanh thu là đặc trưng việc làm kế toán của lĩnh vực nhà hàng, khách sạn nên ứng viên cũng phải có kiến thức sơ đẳng về kinh doanh dịch vụ nói chung và ngành F&B nói riêng.
Ngoài ra thì với những vị trí kế toán doanh thu ở các chuỗi nhà hàng, khách sạn lớn, ứng viên cũng được yêu cầu đã có kinh nghiệm làm việc trước đó từ 1 - 2 năm.
Tìm việc làm kế toán tài chính
5. Chớp cơ hội kế toán doanh thu tại work247.vn
Hiện nay không khó để tìm được một công việc kế toán doanh thu nhất là khi ngành F&B tại Việt Nam đang khá phát triển. Song điều khó khăn nhất với ứng viên đó là làm sao có thể tìm một vị trí phù hợp nhất với năng lực hay trình độ chuyên môn của mình. Bởi nhờ vậy, mỗi nhân viên có thể trau dồi hoặc phát triển năng lực của mình. Nhằm hướng đến việc giải quyết khó khăn đó, work247.vn đã xuất hiện với tư cách là người bạn đồng hành trên con đường tìm việc làm kế doanh thu của mỗi ứng viên. Tất cả các việc làm về kế toán doanh thu trên website này đều được xác thực cũng như sàng lọc để gợi ý một vị trí tốt nhất, phù hợp nhất với bạn.
Các bạn có thể tham khảo một bản mô tả công việc kế toán doanh thu mẫu tại đây
Trên đây là tất cả các thông tin cũng như bản mô tả công việc kế toán doanh thu đầy đủ nhất. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên, các bạn đã có thể tự tin để ứng tuyển vị trí việc làm này ở bất kỳ đâu.