Khám phá chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược Marketing phù hợp
Tác giả: Hoàng Châu Lâm
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nắm bắt được chu kỳ sống của sản phẩm là điều vô cùng quan trọng, giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh và giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững hơn. Khi nắm rõ từng giai đoạn phát triển của sản phẩm, doanh nghiệp cũng đưa ra được cơ hội để chớp lấy thời cơ hơn. Vậy chu kỳ sống của sản phẩm là gì? Cùng work247.vn tìm hiểu khái niệm, các giai đoạn của chu kỳ sống và cách áp dụng chiến lược Marketing phù hợp nhất với từng giai đoạn nhé!
1. Tìm hiểu chu kỳ sống của sản phẩm và ý nghĩa
1.1. Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?
Chu kỳ sống của sản phẩm (trong tiếng Anh là Product Life Cycle) còn có nghĩa là vòng đời sản phẩm, là toàn bộ quá trình phát triển và tồn tại của một sản phẩm nào đó từ giai đoạn triển khai, phát triển mạnh mẽ nhất, bão hòa và cuối cùng là suy thoái.
Bên cạnh đó, chu kỳ sống của sản phẩm còn biểu thị các chỉ số tương tác trong khoảng thời gian cụ thể của sản phẩm và khách hàng, tính từ lúc sản phẩm được trưng bày trên kệ, đánh giá số lượng tiếp cận, tỷ lệ cạnh tranh và tính tiêu thụ của sản phẩm.
Nhận thấy lợi ích mà chu kỳ sống đem lại, các doanh nghiệp hiện nay luôn dự đoán và nghiên cứu vòng đời của sản phẩm để đưa ra chiến lượng marketing phù hợp nhất.
1.2. Chu kỳ sống của sản phẩm có ý nghĩa thế nào?
Nghiên cứu chu kỳ tồn tại của sản phẩm vô cùng quan trọng, từ quá trình tạo ra sản phẩm cho tới khi có sản phẩm mới thay thế, đều mang lại giá trị quan trọng.
1.2.1. Quyết định được thời điểm để phát triển sản phẩm
Một sản phẩm dù tốt đến đâu, có mức độ thỏa mãn khách hàng ra sao, thì cuối cùng nó cũng trở nên suy thoái. Bởi vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu chu kỳ phát triển của sản phẩm, khi sản phẩm cũ không còn đem lại giá trị lợi nhuận, cần tung sản phẩm mới phát triển cho công ty.
Hiện nay, các doanh nghiệp luôn hướng đến tạo dựng một bộ phận cực chất lượng mang tên R&D (Research and Development) và khi sản phẩm cũ trong giai đoạn phát triển, các doanh nghiệp sẽ nghiên cứu sản phẩm mới.
1.2.2. Loại bỏ và thay thế các sản phẩm cũ
Khi người tiêu dùng, khách hàng không còn có sự đam mê với sản phẩm cũ, không làm thỏa mãn được nhu cầu khách hàng, từ đó khiến doanh nghiệp giảm thiểu thị phần và lợi nhuận, khiến doanh nghiệp có thể phá sản.
Bởi vậy, khi một sản phẩm không còn giá trị, việc loại bỏ sản phẩm cũ là quyết định đúng đắn giúp người tiêu dùng đổi mới, tìm được sản phẩm thay thế, đem đến sự hài lòng và trải nghiệm mới cho họ. Qua đó, doanh nghiệp mới có thể ngày càng tồn tại và phát triển.
2. Những giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm
Tùy theo nhiều yếu tố, một sản phẩm có thể tồn tại lâu hoặc biến mất nhanh chóng, thông thường, vòng đời sản phẩm sẽ gồm 4 giai đoạn.
2.1. Giai đoạn 1: Triển khai sản phẩm, thâm nhập thị trường
Trong giai đoạn đầu tiên, doanh nghiệp cần cho ra mắt sản phẩm khi sản phẩm hoàn thiện và tiến hành thâm nhập vào thị trường (Market Development). Đây cùng chính là thời điểm đầu tiên để bắt đầu chu kỳ sống của sản phẩm. Trong giai đoạn đầu tiên, khách hàng hầu hết không thể biết tới sản phẩm này đã tồn tại trên thị trường.
Do đó, doanh nghiệp cần phải để người tiêu dùng biết tới sản phẩm của doanh nghiệp bằng cách quảng bá thông tin và hình ảnh của khách hàng tới những đối tượng tiềm năng. Dựa vào chiến lược và cách vận hành trong doanh nghiệp, chu kỳ sống sẽ chuyển sang giai đoạn thứ hai nhanh hoặc chậm.
2.2. Giai đoạn 2: Tăng trưởng
Trong giai đoạn 2, tăng trưởng (Market Growth), khi sản phẩm đã được khách hàng tin dùng và chấp nhận, cũng có nghĩa giai đoạn 2 đã bắt đầu và doanh số, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng mạnh. Khi đó, phần lớn khách hàng là các đối tượng mục tiêu đã biết tới sản phẩm này. Bởi vậy, doanh nghiệp tập trung nên hạn chế marketing và giảm ngân sách cho quảng cáo, hãy tập trung vào sản xuất sản phẩm, phân phối sản phẩm và bán hàng.
2.3. Giai đoạn 3: Bão hòa
Trong giai đoạn bão hòa (Market Maturity), trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp sẽ không trông thấy tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận đạt ở mức cao, một vài chỉ số khác cũng bị chững lại. Khi tốc độ tăng trưởng của sản phẩm dần ổn định, số sản phẩm bán ra không còn quá nhiều nghĩa là sản phẩm đã bước tới giai đoạn bão hòa. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng bão hòa như thị trường khách hàng tiềm năng đã khai thác hết và không còn có khách hàng mới, mức độ cạnh tranh càng ngày càng cao khiến chi phí tăng theo.
2.4. Giai đoạn 4: Suy thoái
Giai đoạn suy thoái (Market Decline) là giai đoạn cuối trong Product Life Cycle, doanh thu sản phẩm trong doanh nghiệp sẽ ngày càng giảm mạng, hàng hóa không thể phân phối, gây nên tình trạng ứ đọng và không thể phân phối được, từ đó dẫn tới thua lỗ.
Nhiều người suy nghĩ rằng, trước sản phẩm đó bán rất chạy, tại sao giờ không ai mua? Đơn giản rằng, về thời gian lâu dài, hành vi mua hàng của khách hàng sẽ thay đổi và sản phẩm của bạn không còn có ích với người tiêu dùng. Bởi vậy, nếu doanh nghiệp cứ cố chấp phát triển sản phẩm thì doanh nghiệp có thể bị phá sản. Bởi vậy, doanh nghiệp hãy tập trung vào những mặt hàng khác để đón đầu được xu thế thị trường kinh doanh.
3. Phát triển chiến lược Marketing phù hợp với từng giai đoạn chu kỳ sống
Để có thể chủ động hơn trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa và doanh thu của mình, doanh nghiệp cần có các giai đoạn marketing, tiếp thị sản phẩm hợp lý với từng giai đoạn. Dưới đây là một số chiến lược marketing mà bạn có thể tham khảo trong từng chu kỳ sống của sản phẩm.
3.1. Giai đoạn 1: Lựa chọn chiến lược phù hợp
Với giai đoạn đầu tiên trong chu kỳ sống, bạn có thể lựa chọn 1 trong 4 chiến lược dưới đây như:
- Đưa ra mức giá sản phẩm cao, kết hợp với những hoạt động tương xứng với giá thành như hoạt động quảng bá thông điệp và chiến dịch sản phẩm, thuyết phục được người tiêu dùng tin tưởng.
- Đưa ra mức giá sản phẩm cao kết hợp với những vira, hoạt động quảng cáo thương hiệu, các hoạt động này diễn ra từ từ, chậm rãi.
- Đưa ra mức giá sản phẩm thấp, kết hợp với những hoạt động marketing sôi nổi để nhanh chóng đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường.
- Đưa ra mức giá sản phẩm thấp, không cần quá nhiều chi phí cho những hoạt động marketing, theo đó sản phẩm sẽ thâm nhập vào thị trường từ từ và chậm rãi.
3.2. Giai đoạn 2: Đưa ra chiến lược kinh doanh mạnh mẽ và quyết liệt
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần phải thúc đẩy doanh thu và duy trì hoạt động bằng chiến lược kinh doanh hiệu quả như không ngừng cải tiến chất lượng cho sản phẩm; mở rộng thị trường kinh doanh tiêu thụ sản phẩm; tìm ra các kênh chất lượng để có thể tiêu thụ và phân phối sản phẩm; nếu cần thiết có thể nghiên cứu thị trường của đối thủ cạnh tranh để tham khảo giá cả và có thể điều chỉnh giá cả sao cho phù hợp; tập trung xây dựng niềm tin, uy tín và thương hiệu cho doanh nghiệp.
3.3. Giai đoạn 3: Thay đổi
Để có thể duy trì tính hiệu quả của sản phẩm, trong giai đoạn 3 của chu kỳ sống của sản phẩm, doanh nghiệp cần tạo nên những bước đột phá và những thay đổi mới bằng cách như sau:
- Củng cố thương hiệu.
- Thay đổi các chiến lược marketing, giúp khách hàng nhận thấy sự độc đáo, khác lạ của sản phẩm của mình với những sản phẩm khác trên thị trường.
- Tổ chức các chương trình ưu đãi và khuyến mãi, đẩy mạnh chăm sóc khách hàng để kích cầu tiêu dùng.
- Thay đổi sản phẩm theo hướng tích cực như mẫu mã, chất lượng, giá thành…
3.4. Giai đoạn 4: Kết thúc vòng đời sản phẩm
Trong giai đoạn cuối cùng, các chỉ số trong doanh nghiệp sẽ giảm thiểu đáng kể như lượng khách hàng mới, doanh thu, tỷ lệ khách hàng cũ quay lại… Lúc này, doanh nghiệp cần phải tiến hành đưa sản phẩm của mình rút dần ra khỏi thị trường.
Nếu cảm thấy cần thiết, trong giai đoạn này bạn có thể cải thiện chu kỳ sống hoặc giữ nguyên sản phẩm và bạn cần cân đối số lượng hàng hóa trong kho sao cho cân đối, hạn chế tối thiểu khi doanh nghiệp đã rút sản phẩm khỏi thị trường.
Bạn có thể thu hồi vốn sản phẩm vào giai đoạn cuối bằng cách thanh lý sản phẩm với những đợt thu hồi, đại hạ giá, mua 1 tặng 1,... Đồng thời dần loại bỏ hoặc thu hẹp các điểm và kênh phân phối để có thể giảm thiểu tối đa chi phí. Cuối cùng, bạn cần lên ý tưởng cho sản phẩm mới cho doanh nghiệp và bắt đầu kế hoạch cho chu kỳ sống mới.
Để có thể quản lý sản phẩm, bán hàng hiệu quả, giữ được chu kỳ sống hay vòng đời của sản phẩm lâu dài, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng 365. Đây sẽ là phần mềm giúp quản lý sản phẩm, các kênh bán hàng, doanh thu và số lượng sản phẩm bán ra một cách đầy đủ và chi tiết.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được chu kỳ sống của sản phẩm là gì và những giai đoạn của chu kỳ sống này. Tùy theo nhiều yếu tố như chất lượng, giá thành… của sản phẩm, mà một chu kỳ của sản phẩm sẽ dài hoặc ngắn. Trong giai đoạn đầu của sản phẩm, doanh nghiệp nên tập trung vào các chiến lược marketing và đẩy mạnh thương hiệu, giúp tăng doanh số và tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng.