[Cập nhật] Pháp lý bất động sản – Những thông tin bạn cần biết
Tác giả: Phùng Hà 18-05-2024
Hoạt động trong lĩnh vực bất động sản cũng chịu sự tác động và quản lý của pháp luật nhà nước đó nhé! Để hiểu hơn và nắm được những kiến thức hữu ích về pháp lý bất động sản hiện nay tại Việt Nam thì những thông tin được work247.vn chia sẻ trong bài viết này bạn không nên bỏ qua đâu nhé!
1. Quy trình thủ tục chuẩn khi mua, bán hoặc chuyển nhượng bất động sản
Khi các nhà đầu tư hay cá nhân tiến hành mua hoặc bán hoặc chuyển nhượng bất động sản là nhà ở hoặc chung cư cần tiến hành theo một quy trình thủ tục đúng chuẩn theo quy định của pháp luật và pháp lý bất động sản. Nắm lòng toàn bộ thông tin chính xác nhất về quy trình này, hãy đi cùng work247.vn trong những thông tin chia sẻ như sau:
1.1. Giai đoạn 1: Tiến hành công chứng hợp đồng mua bán
Giai đoạn đầu tiền trong quy trình thủ tục mua bán hoặc chuyển nhược nhà đất đó là tiến hành công chứng hợp đồng mua bán nhà đất. Thực hiện việc công chứng này cần tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Đầu tiên bạn cần chuẩn bị lệ phí công chứng khi thực hiện dịch vụ công chứng này. Mức thu lệ phí của dịch vụ này được quy định cụ thể như sau:
+ Với hợp đồng có giá trị dưới 50 triệu đồng thì lệ phí là 50.000đ.
+ Giá trị hợp đồng từ 50 triệu – 100 triệu đồng thu lệ phí là 100.000đ.
+ Giá trị hợp đồng từ 100 triệu – 1 tỷ đồng có mức lệ phí công chứng là 0.1% giá trị tài sản hoặc giá trị của hợp đồng giao dịch đó.
+ Giá trị hợp đồng từ 1 tỷ đến 3 tỷ đồng thì mức lệ phí cần chi trả cho dịch vụ công chứng đó là 1 triệu đồng, kèm thêm 0.06% giá trị của hợp đồng giao dịch hoặc giá trị của tài sản.
+ Giá trị hợp đồng từ 3 tỷ - 5 tỷ đồng sẽ phải đóng mức phí là 2.2 triệu, kèm với 0.05% giạ trị của hợp đồng giao dịch hoặc giá trị tài sản.
+ Giá trị hợp đồng từ 5 tỷ - 10 tỷ đồng có mức đóng lệ phí công chứng là 3.2 triệu kèm với 0.04% giá trị của hợp đồng.
+ Giá trị của hợp đồng trên 10 tỷ thì mức lệ phí công chứng là 5.2 triệu đồng, kèm theo 0.03% giá trị của hợp đồng hoặc giá trị của tài sản.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ để tiến hành làm thủ tục mua bán nhà đất.
+ Giấy tờ và hồ sơ bên mua cần chuẩn bị gồm có: chứng minh thư photo công chứng, trường trường hợp đã kết hợp thì cần chứng minh thư của cả vợ và chồng, photo và công chứng thành 2 bản; photo và công chứng sổ hộ khẩu 2 bản; đăng ký kết hôn photo 2 bản có kèm công chứng, trong trường hợp bạn độc thân cần có giấy xác nhận tình trang hôn nhân được cấp bởi nơi đăng ký thường trú của bạn; hợp đồng chuyển nhượng in 2 bản công chứng.
+ Giấy tờ, văn bản bên bán cần chuẩn bị gồm có: Chứng minh thư nhân dân 2 bản photo công chứng; sổ hộ khẩu 2 bản sao và công chứng; đăng ký kết hợp 2 bản sao công chứng; sổ đỏ bản gốc và 2 bản photo có công chứng.
Bước 3: Tiến hành hoàn thiện hồ sơ và kỳ kết hợp đồng giao dịch mua bán hoặc chuyển nhượng bất động sản. Tại cơ qua công chứng sẽ soạn thảo hợp đồng và chứng nhận theo quy định về việc mua bán hoặc chuyển nhượng tài sản của hai bên, in thành 4 bản: 1 bản cấp cho bán bán, 1 bán cấp cho bên mua hoặc thừa kế. 1 bản nộp cho cơ quan thuê và 1 bản lưu trữ tại cơ quan trước bạn nhà đất.
1.2. Giai đoạn 2: Tiến hành thủ tục với cơ quan tài nguyên môi trường
Sau khi công chứng hoàn tất, bạn tiến hành vào giao đoạn hai là làm thủ tục mua bán sang tên hoặc chuyển nhược nhà đất tại cơ quan có thẩm quyền ở đây là cơ quan tài nguyên môi trường. Thời gian làm thủ tục sẽ mất khoảng 45 – 60 ngày làm việc, trong đó thì mất khoảng 15 – 20 ngày để hoàn thiện việc kê khai thuế, và thời gian để hoàn tiện sổ đỏ mất từ 15 – 20 ngày tiếp theo. Công việc này, thực hiện theo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Tiến hành việc kê khai và nộp thuế nhà đất
+ Bạn tiến hành gửi hồ sở về văn phòng đăng ký đất đai tại quận, huyện của khu vực chứa tài sản đó.
+ Bạn phải chi trả lệ phí mua bán san tên và chi phí thuế cụ thể như sau: Thuế thu nhập cá nhân bằng 2% tổng giá trị tài sản; thuế trước bạ bằng 0.5% tổng giá trị tài sản; lệ phí địa chính 15.000đ/1 trường hợp; phí thẩm định giấy tờ hồ cơ bằng 0.15% giá trị tài sản tối thiểu 100.000đ và tối đa là 5 triệu đồng/trường hợp.
+ Hồ sơ đầy đủ để tiến hành thủ tục gồm có: Giấy kê khai lệ phí trước bạ gồm 2 bản sao có chữ kỳ của bên mua; giấy tờ khai thuê thu nhập cá nhân, đơn xin đăng ký thay đổi, sỏ đỏ chứng nhận quyền sở hữu, các hợp đồng đã lập được công chứng trước đó; bản sao của các tài liệu liên quan như chứng minh, sổ hộ khẩu, chứng nhận tình trạng hôn nhân hoặc giấy đăng ký kết hôn.
Bước 2: Hoàn thiện thủ tục mua bán nhà đất với trình tự như sau:
+ Sau khi nhận được ½ hồ sơ và các giấy tờ cần thiết sẽ được gửi thông báo đến địa chỉ gia đình bạn.
+ Sau đó thông báo nộp thuế được hoàn tất, và gửi lại biên lai cho cơ quan tài nguyên môi trường.
+ Sau khi nhận được biên lai nộp thuế, cơ quan tài nguyên môi trường sẽ tiến hành thông báo nhận sổ đỏ và chứng nhận quyền sở hữu đất đai, nhà cửa của bạn.
Xem thêm: Việc làm kd bất động sản
2. 10 lưu ý về pháp lý trong ngành bất động sản cho các nhà đầu tư mới
Khi tiến hành đầu tư bất động sản, bạn cần phải chuẩn bị thật tốt về mặt pháp lý, đặc biệt là pháp lý bất động sản rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến giao dịch, thủ tục và nhiều vấn đề liên quan. Nếu bạn là các nhà đầu tư mới, chưa hiểu về điều này, thì hãy đọc ngay chia sẻ về 10 điều lưu ý trong pháp lý bất động sản như sau:
2.1. Trao đổi để lấy ý kiến từ các chuyên gia về bất động bạn cần mua
Việc đầu tư bất động sản với người mới cần có sự cố vấn và lấy ý kiến từ các chuyên gia, các nhà đầu tư bất động sản có nhiều kinh nghiệm trong nghề sẽ giúp bạn xác định được hướng đi đúng đắn, điều này khiến bạn có được thế chủ động hơn trong giao địch.
2.2. Theo dõi các chính sách quản lý nhà nước và biến động của nó
Mọi hoạt động tại Việt Nam đều chịu sự tác động và chi phối bởi pháp luật hiện hành của nhà nước, chính vì vậy mà cần quan tâm đến những biến động trong chính sách quản lý để đảm bảo nắm bắt được thời điểm tốt để giao dịch bất động sản thành công và có lợi nhuận tốt nhất.
2.3. Tiến hành kiểm tra chéo thông tin dự án, tìm hiểu thông tin quy hoạch
Khi bạn muốn đầu tư bất kỳ một dự án bất động sản nào đều cần phải kiểm tra các nguồn thông tin về nó. Đầu tiên nên chọn các nguồn thông tin được cung cấp từ phía nhà đầu tư, chính quyền, các chuyên gia bất động sản và nhà môi giới. Phải có sự đối chiểu, tìm hiểu kỹ lưỡng với các nguồn tin để đảm bảo không gặp bắt chắc khi giao dịch.
2.4. Giao dịch với bên có toàn quyền định đoạt bán bất động sản
Cần chọn đúng đối tượng có toàn quyền quyết định viên giao dịch và sử dụng bất động sản, điều này sẽ giúp bạn giảm thiếu những rắc rối có thể xảy ra khi làm việc thông qua bên thứ ba, đặc biệt là làm việc trực tiếp với bên có toàn quyền quyết định cũng giúp bạn giảm thiểu được những vấn đề tranh chấp không đáng có xảy ra.
2.5. Thảo thuận về việc thẩm định và tiến hành ký cam kết cùng chủ đầu tư
Trong quá trình giao dịch bất động sản, cần tiến hành thẩm định thật kỹ lượng về các điều khoản trong hợp đồng và tìm cách để sở hữu bản cam kết rõ ràng của phía bên bán bất động sản giúp bạn tiến hành giao dịch nhanh chóng và chắc chắn nhất.
2.6. Tìm hiểu thật chi tiết về thủ tục pháp lý trước, trong và khi bàn giao dự án
Để tìm hiểu được các thông tin về thủ tục pháp lý khi giao dịch bất động sản bạn có thể tìm kiếm nguồn tài liệu trên mạng, hoặc có thể mang đên cơ quan nhà nước, việc tìm hiểu này cũng giúp bạn biết bản thân nên chuẩn bị những gì và nên làm gì, điều này giúp cho công việc nhanh chóng được hoàn thiện tốt nhất.
2.7. Tìm đến tư vấn từ phía luật sư trước khí đặt bút ký hợp đồng
Trước khi đặt bút ký bản hợp đồng, nếu chưa thực sự hiểu rõ điều khoản thì nên tìm đến sự tư vấn từ phía các luật sư trong ngành. Việc làm này giúp bạn giảm thiểu và tránh được những rủi ro đáng tiệc có thể xảy ra trong trường hợp dự án có vấn đề dẫn đến sự kiện pháp lý bất động sản như kiện tụng, tranh chấp.
2.8. Đàm phán về giá và thanh toán một cách chi tiết
Thông tin về giá cả và thanh toán cần phải rất chi tiết và cụ thể đến từng yếu tố như phí luật sự, thơi gian thanh toán như thế nào, phí môi giới,… Cần đam phán đề đưa ra được mức phí thanh toán tốt nhất và phú hợp nhất với tài chính của bản thân khi mua. Nếu nắm rõ về giá cả hãy tìm đến sự tư vấn từ phía chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và lời khuyên từ phía luật sư.
2.9. Sử dụng đòn bẩy tài chính đúng lúc và có lợi
Để chi nhở dòng tiền, bạn nên biết cách tận dụng các chủ đầu từ lớn làm đòn bẩy tài chính và tiến hành kéo dài thời gian thanh toán cho các khoản vay lớn thành những khoản định kỳ trả góp. Để có đủ thời giản thu xếp tài chính cho mình và giảm mức rủi ro xuống thấp nhất thì nên lựa chọn cách này.
Xem thêm: Cách đầu tư bất động sản - Bí quyết vàng cho người mộng giàu
2.10. Giải quyết xung đột bằng việc đàm phán
Để giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả nên dùng phương pháp thương lượng và đàm phán. Điều này khiến bạn có được sự chủ động hơn và đảm bảo được quyền lợi cho bản thân mình tốt hơn rất nhiều.
3. Khung pháp lý bất động sản tại Việt Nam hiện nay
Khi giao dịch hoặc kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, bạn phải thực hiện và tuân thủ theo đúng khung pháp lý bất động sản hiện nay tại Việt Nam, để hiểu rõ hơn về các bộ luật bạn cần tuân thủ, hãy cùng với work247.vn đi vào những thông tin cụ thể và chi tiết như sau:
3.1. Những bộ luật liên quan đến thị trường bất động sản hiện nay
Trong thị trường bất động sản hiện nay tại Việt Nam nó chịu sự chi phối và quản lý với các bộ luật được ban hàng như sau:
+ Bộ luật dân sự năm 2005.
+ Bộ luật đất đai năm 2003.
+ Bộ luật đầu tư năm 2005.
+ Bộ luật về kinh doanh bất động sản năm 2006.
+Bbộ luật thu nhập cá nhân năm 2007.
+ Bộ luật nhà ở năm 2005.
Bất kỳ hoạt động nào trong ngành bất động sản hoặc có liên quan đến bất động sản đều chịu sự quản lý và chi phối hoạt động bởi các bộ luật được nêu ở trên.
3.2. Quy đinh khái niệm căn bản về thị trường BĐS trong bộ luật nào?
Những khái niệm căn bản về thị trường bất động sản được nêu và quy định rất rõ dàng trong bộ luật dân sự năm 2005 tại các điều sau:
+ Tại điều 174 của bộ luật này có đề cập dến định nghĩa về bất động sản.
+ Trong phần hai, chương 10 và 12 có đề cập đến quyền sở hữu.
+ Tại điều 342 – 357 có để cập đến thế chấp tài sản
3.3. Quy định của pháp luất đối với đầu tư trong lĩnh vực bất động sản
Trong luật đầu tư năm 2005 có đề cập và đưa ra các quy định như sau:
+ Điều 29, quy định về lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
+ Điều 55, 56, 58 có quy định về thủ tục giao nhận đất dự án, chuẩn bị mặt bằng và xây dựng dự án.
3.4. Bộ luật quan trọng nhất trong khung pháp lý bất động sản
Bộ luật đất đai năm 2005 quan trọng nhất trong khung pháp lý của thị trường bất động sản, quy định về:
+ Quyền hạn và trách nhiệm của nhà nước.
+ Quyền sử dụng đất đau trong điều 61,62,62 của mục 7.
+ Quy định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trong mục 2 của bộ luật này.
+ Quy định tại điều 42 về bồi thường, tái định cư cho người có đất những rơi vào trường hợp vị thu hồi.
+ Quy định về giấy tờ tham gia giao dịch bất động sản
3.5. Bộ luật quy định về hoạt động kinh doanh bất động sản
Bộ luật kinh doanh bất động sản năm 2005 có đưa ra những quy định cụ thể như sau:
+ Tại điều 5 đề cập đến các nguyên tác kinh doanh bất động sản.
+ Tại điều 6 quy định về các loại bất động sản được phép đưa vào kinh doanh.
+ Tại điều 7 đề cập về điều kiện kinh doanh bất động sản.
+ Tại điều 8 đề cập đến điều kiện cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.
+ Tại điều 9 đề cập đến các vi phạm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh bất động sản.
+ Tại điều 10 đề cập đến phạm vi được phép hoạt động kinh doanh bất động sản của các đối tượng khác nhau.
Xem thêm: Tìm việc làm admin bất động sản
3.6. Quy đinh về thuế thu nhập cá nhân trong thị trường bất động sản
Luật thuê thu nhập cá nhân năm 2007 có quy định về thu nhập chịu thuê trong lĩnh vực bất động sản rất rõ tại điều 3 và điều 14 đề cập đến cách tính thu nhập chịu thể từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản hiện nay.
Qua chia sẻ về pháp lý bất động sản trong bài viết này giúp bạn có được những thông tin thú vị bổ xung thêm kho tàng tri thức cho bản thân mình. Hy vọng với những thông tin chia sẻ này sẽ cực kỳ hữu ích với các bạn đang hoạt động trong lĩnh vực bất động sản hiện nay.