Bí kíp độc tôn viết mục tiêu nghề nghiệp IT phần cứng mạng
Theo dõi work247 tạiKhi nhà tuyển dụng cầm bản CV của bạn lên và đọc thì mục đầu tiên để khiến nhà tuyển dụng ấn tượng nhất là mục tiêu nghề nghiệp. Với IT phần cứng - mạng thì mục tiêu nghề nghiệp có cần gì lưu ý hay không? Cách viết mục tiêu nghề nghiệp phần cứng mạng như thế nào? Hãy tham khảo cách viết mục tiêu chi tiết, cụ thể dưới đây của IT phần cứng mạng nhé.
1. Có cần trau chuốt cho vài dòng mục tiêu?
Trong mảng công nghệ thông tin được chia ra làm bốn phần, đó là phần cứng và phần mềm, mạng và cơ sở dữ liệu. Không giống như người anh em phần mềm của mình chuyên chịu trách nhiệm về code. Thì phần cứng lại chịu trách nhiệm về mảng thiết bị, linh kiện và mạng.
Vì lý do khác biệt này mà mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên cũng sẽ khác nhau. Cả dân IT phần cứng và phần mềm đều có điểm chung là làm việc với cấp trên, khách hàng và đồng nghiệp. Do vậy có kỹ năng làm việc nhóm cũng như giao tiếp tốt sẽ là một lợi thế. Làm thế nào để giao tiếp với nhà tuyển dụng, thể hiện cho nhà tuyển dụng biết rõ định hướng ngắn hạn và dài hạn của bạn chỉ qua bản CV online.
Mục tiêu nghề nghiệp chính là câu trả lời rõ ràng nhất. Nhiều người cho rằng, mục tiêu chỉ nên viết cho có vì nhà tuyển dụng sẽ không đọc đâu. Nhà tuyển dụng chỉ quan tâm tới việc bạn có đủ kinh nghiệm hay không, có kỹ năng làm việc tốt hay không, trình độ học vấn ra sao(tốt nghiệp trường nào). Nếu kinh nghiệm và kỹ năng làm nổi bật năng lực và dùng để thỏa thuận mức lương thì mục tiêu nghề nghiệp là định hướng bạn sẽ cống hiến gì và hợp tác với công ty dài hay không.
Cho nên đừng nghĩ chỉ vài dòng mục tiêu ngắn ngủi không thể hiện được gì. Chỉ vài dòng ngắn ngủi thì nhà tuyển dụng sẽ không để ý đâu. Sự khác biệt giữa người có mục tiêu với người không có mục tiêu rất lớn. Và sẽ càng khác biệt hơn giữa một người có mục tiêu cụ thể và một người chỉ có mục tiêu chung chung. Có mục tiêu cụ thể, ứng viên sẽ dựa vào đó để lập kế hoạch mình nên làm những gì với thời gian bao lâu. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy người có mục tiêu rõ ràng sẽ làm việc hiệu quả cao hơn. Và dĩ nhiên nhà tuyển dụng hiểu điều này do vậy đừng xem nhẹ vài dòng mục tiêu nghề nghiệp ngắn ngủi nhé.
Xem thêm: Việc làm kỹ sư công nghệ thông tin
2. Một số mẹo vặt nên áp dụng khi viết mục tiêu
Một số mẹo dưới đây có thể giúp mục tiêu việc làm IT phần cứng mạng của bạn rõ ràng, cụ thể, vừa thể hiện được định hướng chung vừa giữ được “sự riêng tư” của cá nhân.
- Mục tiêu thể hiện được bạn muốn làm gì: đọc qua nhiều bản CV của ứng viên IT thì thấy điểm chung của một số CV là không biết rõ mình muốn gì. Ví dụ các bạn chỉ viết qua loa như tôi mạnh về kỹ năng này, kỹ năng kia, tôi mong muốn cống hiến cho công ty, v.v. Thế chốt lại bạn cống hiến như thế nào? Không ai có thể nói trước bạn định áp dụng kỹ năng đó vào việc gì.
- Mục tiêu phải rõ ràng, ngắn gọn: Bản CV được coi là một bản tóm tắt tiểu sử và profile của bạn. Bạn có thể nhận thấy trên bản CV mỗi mục thường thể hiện bằng câu có gạch đầu dòng, không phải mỗi mục viết một đoạn văn ngắn. Nhà tuyển dụng chỉ cho bạn vài phút để thể hiện mình, không ai có thời gian đọc “bài văn” xin việc của bạn cả. Vì sao? Vì ngoài kia có cả tá người đang chờ đợi để thể hiện mình. Người ta nói viết dài, viết dai, viết dại. Có khi không thể hiện được bản thân mà còn phô ra các lỗi chính tả, diễn đạt của bản thân.
Ngắn gọn không đồng nghĩa với thiếu ý. Để viết mục tiêu ngắn gọn mà vẫn hiệu quả, ứng viên IT phần cứng mạng lưu ý khi viết cv, cần tìm hiểu về vấn đề rõ ràng. Luôn được nhắc tới là dân kỹ thuật khô khan, nói ít thì lúc này là lúc bạn thể hiện điều đó vào mục tiêu của mình. Nhưng đừng để câu cú của mình bị cụt lủn hay gây khó hiểu cho người đọc nhé.
- Vị trí khác nhau thì mục tiêu nghề nghiệp cũng khác nhau: mục tiêu của một kỹ sư mạng sẽ khác mục tiêu của một nhân viên phần cứng. Vì vậy cũng cần viết rõ ràng, tránh việc nhà tuyển dụng đọc mục tiêu mà không biết bạn có lợi thế về mạng hay phần cứng.
Xem thêm: Mô tả việc làm IT phần mềm ngắn gọn và chính xác nhất cho bạn
3. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp IT phần cứng mạng chi tiết
3.1. Mục tiêu nghề nghiệp dành cho người mới ra trường
Với những kỹ sư máy tính, mạng mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm. Do vậy mục tiêu nghề nghiệp của nhóm ứng viên này có phần ngô nghê. Chưa kể các kỹ sư IT mạng thường dành nhiều thời gian ngồi luyện code mà quên đi nhiều kỹ năng mềm khác còn thiếu. Dĩ nhiên nhà tuyển dụng hiểu điều này vì vậy yêu cầu mục tiêu của kỹ các kỹ sư này sẽ không khắt khe như các trường hợp khác.
Hơn nữa, kỹ sư máy tính mới ra trường thường có xu hướng thành thạo kỹ năng làm việc trong môi trường thực tế, vừa trải nghiệm vừa mang tính học hỏi cao. Một mẹo nhỏ cho các ứng viên máy tính mới ra trường là hãy dựa vào bản mô tả công việc của nhà tuyển dụng để viết mục tiêu.
Chẳng hạn bản mô tả công việc của một kỹ sư mạng yêu cầu bạn phải quản lý, giám sát, xây dựng tài liệu hay theo dõi hiệu suất, v.v. Thì mục tiêu nghề nghiệp bạn có thể viết như sau: Mục tiêu sau khi ra trường của tôi là được học hỏi và làm việc trong môi trường thực tế. Bên cạnh kỹ năng lập kế hoạch tốt, tôi mong muốn được học hỏi nhiều hơn về cách quản lý cũng như giám sát hệ thống mạng…
Có được mục tiêu nghề nghiệp như thế này chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng về bạn lắm đây.
Xem thêm; Bí kíp viết mục tiêu nghề nghiệp IT gây ấn tượng nhà tuyển dụng
3.2. Mục tiêu IT phần cứng mạng của người đã có kinh nghiệm
Khác với kỹ sư máy tính mới ra trường chưa có kinh nghiệm, dân IT phần cứng mạng đã có từ 1-2 năm kinh nghiệm sẽ phải thể hiện bản thân mình theo một cách khác. Lúc này, ứng viên đã có thời gian làm việc thực tế, mục tiêu của bạn sẽ dần hình thành trong quá trình làm việc. Do vậy thể hiện nó rõ ràng với nhà tuyển dụng khác là một điều cực kỳ nên làm.
Nhà tuyển dụng nhìn vào mục tiêu sẽ biết từ những kinh nghiệm có được bạn có học hỏi và tiếp thu được gì không. Ái chà, nhiều người có vẻ sẽ nghĩ rằng nhà tuyển dụng từ bộ phận nhân sự thì làm sao biết được IT phần cứng, mạng nên học hỏi gì. Ở công ty càng có quy mô lớn thì khâu tuyển dụng càng gắt gao, sẽ có người ở bộ phận IT phần cứng mạng tham gia vào phỏng vấn bạn. Vì vậy đừng nghĩ rằng mình thông minh hơn nhà tuyển dụng.
Ví dụ mục tiêu nghề nghiệp của một kỹ sư mạng có vài năm kinh nghiệm như sau: Mục tiêu ngắn hạn của tôi là vận dụng kinh nghiệm của mình đánh giá hệ thống và phân tích mạng, đảm bảo hệ thống làm việc mượt mà. Mục tiêu dài hạn của tôi là trở thành nhân viên xuất sắc và có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
3.3. Ứng viên có kinh nghiệm thâm niên viết mục tiêu ra sao?
Với những ứng viên IT có kinh nghiệm càng lâu thì yêu cầu từ nhà tuyển dụng càng cao. Hơn nữa kinh nghiệm càng nhiều thì mức thu nhập của bạn càng được cải thiện. Với những người có kinh nghiệm thâm niên, đồng nghĩa với việc các kỹ năng gần như vẹn toàn. Kiến thức chuyên môn về phần cứng và mạng cũng hơn những ứng viên khác rất nhiều.
Bên cạnh đó, ứng viên có kinh nghiệm lâu năm sẽ mong muốn ứng tuyển vào những vị trí cao, thu nhập cao hơn. Thay vì trực tiếp đi sửa chữa hệ thống và đảm bảo hệ thống mạng, hệ thống máy tính làm việc mượt mà, ứng viên có kinh nghiệm thường chuyên sâu về phân tích và nghiên cứu hơn. Nói đến đây các bạn đã biết nên thể hiện mục tiêu nghề nghiệp của mình như thế nào rồi chứ?
Nếu còn chưa quen thì có thể tham khảo ví dụ dưới đây: Mục tiêu ngắn hạn của tôi là quản lý nhân viên phần cứng, mạng tốt, xây dựng quy trình làm việc hiệu quả. Bên cạnh đó tôi cũng muốn vận dụng kinh nghiệm có được để phân tích và nghiên cứu công nghệ, mô hình mạng mới. Mục tiêu dài hạn của tôi là phấn đấu bền bỉ, hết mình để có cơ hội thăng tiến lên cấp cao hơn.
Xem thêm: Việc làm nhân viên It phần cứng
Trên đây là cách viết mục tiêu nghề nghiệp việc làm IT phần cứng mạng chi tiết và đầy đủ nhất. Tham khảo các mẫu mục tiêu này sẽ giúp bạn có tỷ lệ ứng tuyển thành công hơn cũng như khả năng cạnh tranh tốt hơn với các ứng viên khác. Bài viết cũng đã làm rõ sự khác biệt giữa mục tiêu của người chưa và đã có kinh nghiệm, giúp bạn có ví dụ hình dung cụ thể hơn.
1663 0