Mô tả công việc kế toán công nợ chi tiết và đầy đủ nhất
Tác giả: Phùng Hà 13-05-2024
Kế toán là bộ phận quan trọng, trong bộ phận này không thể “vắng bóng” nhân viên kế toán công nợ. Để ứng tuyển và tìm hiểu chi tiết về công việc này, bạn cần đọc bản mô tả công việc kế toán công nợ và các thông tin có liên quan trong bài viết này. Thông qua cẩm nang được chia sẻ tại đây sẽ giúp bạn có được lựa chọn tốt nhất về việc làm cho bản thân.
1. Khái quát chung về vị trí kế toán công nợ trong công ty hiện nay
Kế toán là bộ phận quan trọng trong công ty, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có một bộ phận kế toán với số lượng nhân viên khác nhau. Kế toán công nợ là vị trí công việc nắm giữ mảng nhỏ trong kế toán thanh toán hiện nay.
Công việc chủ yếu của kế toán công nợ là kiểm soát các khoản nợ của đối tác, khách hàng với công ty trước khi đến hạn, đôn đốc họ thanh toán các khoản nợ đó cho doanh nghiệp.
2. Mô tả công việc kế toán công nợ chi tiết
Khi bạn làm việc tại vị trí kế toán công nợ trong doanh nghiệp thì công việc hàng ngày và bạn có trách nhiệm đảm nhận rất nhiều. Các bạn đang muốn tìm hiểu chi tiết công việc để ứng tuyển vị trí kế toán công nợ trong công ty hiện nay thì ngay sau đây sẽ là toàn bộ công việc cần thực hiện:
2.1. Nhận về các hợp đồng kinh tế từ các bộ phận
Nhân viên kế toán công nợ sẽ nhận các hợp đồng kinh tế từ các bộ phận trong công ty, đặc biệt là từ bộ phận kinh doanh và thực hiện:
Thứ nhất, kiểm tra về nội dung của hợp đồng, các điều khoản được đưa ra liên quan đến khoản thanh toán của đối tác hoặc khách hàng với công ty.
Thứ hai, thực hiện việc gán mã khách hàng mới và mã của nhà cung cấp vào để nhận biết và nắm bắt được danh sách các khoản thanh toán của khách hàng mới chi tiết, chính xác nhất.
Thứ ba, đối với các nhà cung cấp hoặc khách hàng có sự thay đổi hoặc chuyển nhượng, kế toán công nợ cần sửa mã.
Thứ tư, trong phần mềm quản lý tài chính kế toán của doanh nghiệp, nhập mã hợp đồng vào để theo dõi việc thanh toán được cụ thể và chi tiết, chuyên nghiệp, đảm bảo không bỏ sót bất kỳ một hợp đồng nào.
Xem thêm: Quy trình kế toán thuế
2.2. Nhận thông tin và giấy xác nhận công nợ của nhà cung cấp, khách hàng
Khi các khách hàng và nhà cung cấp của công ty yêu cầu về xác nhận công nợ để thực hiện việc thanh toán với công ty thì nhận viên kế toán công nợ sẽ là người đứng ra đảm nhận việc thực hiện các xác nhận này trước khi tiến hành thanh toán công nợ với công ty và nhà cung cấp.
2.3. Xác nhận các chứng từ thanh toán và các hóa đơn hàng hóa
Thực hiện việc xác nhận với các giấy tờ, các chứng từ về thanh toán, các hóa đơn thanh toán để đảm bảo đạt hiệu quả và không có vấn đề sai sót trong các khoản chi phí, tài chính của khách hàng. Thông qua đó, xác nhận các chứng từ thanh toán và các hóa đơn hàng hóa này hoàn toàn hợp lệ.
2.4. Thực hiện việc kiểm tra công nợ của doanh nghiệp
+ Thực hiện việc kiểm tra đối với từng hợp đồng mua bán. Đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc được ký kết trong hợp đồng và giá trị hàng hóa mà khách hàng muốn mua, kiểm tra đối với hạn mức tín dụng, và khoản thời gian để thanh toán mà công ty có thể chấp nhận đối với các khách hàng khác nhau.
+ Kiểm tra về các hàng hóa gồm số lượng, chủng loại, giá bán, thời hạn để thanh toán hợp đồng đã ký kết với công ty.
+ Thực hiện kiểm tra chi tiết đối với từng khách hàng về các khoản công nợ có thể phát sinh, số tiền đã quá hạn chưa thanh toán, hạn thanh toán để lập báo cáo và thông báo cho bộ phận bán hàng, các nhân viên thu hồi nợ thực hiện công tác thu nợ cho doanh nghiệp.
+ Thực hiện việc kiểm tra chi tiết cho công nợ của nhà cung cấp, các khoản công nợ phát sinh, thời hạn thanh toán, số tiền mà nhà cung cấp đến hạn nhưng chưa thanh toán,… thực hiện thông báo lại cho bộ phận mua hàng được nắm rõ và các cán bộ ở cấp quản lý để có hướng giải quyết cụ thể.
Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn kế toán công nợ
2.5. Liên lạc với các bộ phận để nắm bắt về tình hình thực hiện hợp đồng
Liên lạc với các bộ phận, các cán bộ về quản trị hợp đồng trong công ty để tìm hiểu và đôn đốc cho tình hình thực hiện hợp đồng, đặc biệt là các vấn đề về thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng đã đúng hay chưa.
2.6. Theo dõi hoạt động thanh toán của khách hàng, các bộ phận
Tiến hành theo dõi đối với việc thực hiện thanh toán theo hợp đồng như thế nào. Việc thực hiện chi trả các khoản nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng và hóa đơn bán hàng đã chính xác hay chưa.
Theo dõi về các khoản thu chi trong hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ từ các bộ phận nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.7. Tham gia trực tiếp trong việc thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp
Trực tiếp hoặc gián tiếp đôn đốc nhân viên thực hiện thu hồi các khoản nợ, thông báo hạn nợ cho khách hàng để thu hồi công nợ cho công ty. Đôn đốc với các khoản công nợ cần trả trước cho các nhà cung cấp của doanh nghiệp.
2.8. Thực hiện việc lập bút toán kết chuyển công nợ
Nhân viên kế toán công nợ cần thực hiện việc lập bút toán để kết chuyển công nợ về dịch vụ, hàng hóa cho các chi nhánh, đại lý, cửa hàng của công ty hiện nay.
2.9. Thực hiện xác nhận công nợ định kỳ
Định kỳ thực hiện việc xác nhận công nợ cụ thể, chi tiết cho từng công ty, doanh nghiệp để đảm bảo các khoản nợ được thanh toán và thu hồi đầy đủ.
2.10. Thực hiện việc điều chỉnh tỷ giá và các điều chỉnh liên quan
Nhân viên kế toán công nợ cần lập bút toán để điều chỉnh tỷ giá khoản nợ, cùng với các điều chỉnh có liên quan của khách hàng, nhà cung cấp và các bộ phận trong công ty.
2.11. Thực hiện kiểm tra và lập các loại báo cáo trong công việc
Thực hiện việc kiểm tra và lập báo cáo về công nợ, các khoản công nợ đặc biệt. Lập các thông báo về thanh toán công nợ. Và đưa ra báo cáo chi tiết cho tình hình thực hiện của khách hàng, nhà cung cấp với các hợp đồng và thông tin chung cho các khoản công nợ của doanh nghiệp.
Kiểm tra công nợ và thực hiện việc lập biên bản xác nhận công nợ theo quy định cho từng nhà cung cấp của doanh doanh và từng khách hàng.
2.12. Thực hiện công nợ tạm ứng của nhân viên trong công ty
Đối với các hoạt động trong công nợ tạm ứng của các cán bộ, nhân viên trong công ty, nhân viên kế toán công nợ cần thực hiện như sau:
Thứ nhất, thực hiện việc theo dõi về hạn thanh toán tạm ứng của nhân viên, cán bộ trong công ty, nhắc về các khoản cần thanh toán khi đến hàng cho từng đối tượng cụ thể.
Thứ hai, hàng tuần thực hiện việc lập danh sách tạm ứng chung và thống báo danh sách về tạm ứng qqs hạn cho các đối tượng là nhân viên hoặc cán bộ trong công ty được biết và nắm rõ về các khoản nợ tạm ứng của mình.
Thứ ba, hàng năm, nhân viên kế toán công nợ ẽ thực hiện việc xác nhận nợ cửa các cán bộ, nhân viên, bộ phận trong doanh nghiệp cho các khoản tạm ứng.
2.13. Nhiệm vụ thực hiện về công nợ ủy thác
Công nợ ủy thác mà nhân viên kế toán công nợ cần thực hiện gồm có:
Thứ nhất, thực hiện công tác quản lý đối với các hợp đồng ủy thác theo từng khách hàng của công ty. Trong đó cần phải kiểm tra về nội dung, và theo dõi khi nhận được hợp đồng.
Thứ hai, khi hàng về, trên cơ sở hợp đồng ủy thác để thực hiện các tờ khai về hải quan để đối triểu, vào soft, tra mã hàng, in phiếu nhập kho và hóa đơn trả hàng ủy thác và thực hiện việc định khoản cho các hóa đơn.
Thứ ba, thực hiện việc kiểm tra về số liệu đã nhận và sao in bản kê chứng từ trước khi chuyển qua cho kế toán trưởng trong công ty.
Thứ tư, nhập lại chứng từ đã được kiểm duyệt từ kế toán trước và thực hiện việc lưu trữ các chứng từ.
Thứ năm, theo dõi việc thanh toán hợp đồng và nhắc nhở về việc thanh toán khi đến hạn.
Thứ sáu, khi thực hiện xong cần có sự điều chỉnh về chênh lệch trong tỷ giá.
Thứ bảy, thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu chứng từ để xác nhận công nợ cho các khoản công nợ theo hợp đồng ủy thác của từng khách hàng, từng bộ phận trong công ty.
2.14. Kiểm soát đối với các công nợ khác trong doanh nghiệp
Thứ nhất, về hàng hóa thì nhân viên kế toán công nợ cần theo dõi, nhắc nhở thực hiện và làm các thủ tục xuất trả vay, và trả cho hoạt động bảo hành khi có hàng.
Thứ hai, về các khoản phải thu và phải trả khác cần thực hiện theo dõi và nhắn nhắc thanh toán khi có những phát sinh trong quá trình hoạt động, kinh doanh.
Thứ ba, thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu chi tiết với các khoản công nợ cần phải trả, phải thu của từng bộ phận, từng khách hàng hiện nay.
Đọc thêm: Mô tả công việc kế toán tiền lương
2.15. Quản lý và kiểm soát về khoản vay của cán bộ, cá nhân trong công ty
Thực hiện quản lý và kiểm soát đối với các khoản vay cá nhân và của các nhân viên trong công ty với các công việc cụ thể như sau:
Thứ nhất, quản lý đối với các hợp đồng vay và biên bản về hoạt động thanh toán hợp đồng vay của các nhân viên, cán bộ và các cá nhân.
Thứ hai, nhắc nhở đối với các hoạt động thanh toán và theo dõi việc thực hiện thanh toán khi đến hạn.
Thứ ba, thực hiện việc thanh lý đối với các hợp đồng cũ và khi có sự phát sinh đối với các hợp đồng mới.
Thứ tư, cần có sự điều chỉnh về bút toán chênh lệch về tỷ giá phát sinh trong quá trình thực hiện công việc.
Thứ năm, thực hiện công tác tính lãi cho các khoản vay cá nhân, cán bộ trong công ty.
Tải về để tham khảo mẫu bảng mô tả công việc kế toán công nợ mới nhất tại đây: Tải xuống ngay
3. Yêu cầu tuyển dụng với vị trí kế toán công nợ
Để ứng tuyển vào vị trí kế toán công nợ trong doanh nghiệp hiện nay, bạn cần đảm bảo đáp ứng các yêu cầu như sau:
Thứ nhất, có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên và chuyên môn đào tạo với các chuyên ngành về tài chính, kế toán.
Thứ hai, bạn sẽ được ưu tiên và có nhiều lợi thế ứng tuyển khi có kinh nghiệm làm việc trong ngành hoặc tại các vị trí công việc tương đương.
Thứ ba, thành thạo về tin học văn phòng, đặc biệt đối với các ứng dụng, phần mềm chuyên dụng trong ngành kế toán hiện nay.
Thứ tư, trong công việc yêu cầu bạn là người chăm chỉ, tỉ mỉ, cẩn thận và đặc biệt là có trách nhiệm với công việc của mình.
Thứ năm, để có thể đảm bảo thực công việc hiệu quả và phát triển lâu dài, bạn cần phải chịu được áp lực công việc tốt.
Xem thêm: Mô tả công việc kế toán doanh thu
4. Đâu sẽ là quyền lợi mà vị trí kế toán công nợ được hưởng?
Một nhân viên kế toán công nợ trong bất kỳ doanh nghiệp nào hiện nay cũng sẽ nhận được các quyền lợi cơ bản như sau:
Thứ nhất, được hưởng mức lương theo thỏa thuận trong hợp đồng của hai bên. Cùng với các khoản thưởng theo quy định của doanh nghiệp.
Thứ hai, được hưởng các khoản phụ cấp theo chính sách của công ty và tham gia đầy đủ vào bảo hiểm y tế, tham gia vào bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành mà công ty cần tuân thủ.
Thứ ba, được tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp để phát triển bản thân, đồng thời có những cơ hội thăng tiến tốt nhất trong công việc.
Thứ tư, ngoài ra tùy thuộc vào môi trường làm việc tại các doanh nghiệp khác nhau mà bạn có được quyền lợi khác nhau và theo chính sách của công ty.
Tham khảo: Hồ sơ xin việc kế toán
5. Mức thu nhập hấp dẫn với vị trí kế toán công nợ trên thị trường việc làm
Hiện nay, trên thị trường mức thu nhập cho một kế toán công nợ rơi vào khoảng 8 triệu/tháng. Nhưng nếu bạn chưa có kinh nghiệm hoặc làm việc tại các doanh nghiệp nhủ thì kế toán công nợ chỉ có mức thu nhập trung bình từ 6 triệu – 8 triệu đồng/tháng.
Với những bạn có kinh nghiệm làm việc hoặc làm tại những doanh nghiệp lớn hiện nay thì mức thu nhập các bạn có thể được hưởng rơi vào khoảng 8 triệu – 12 triệu đồng/tháng. Cơ hội thăng tiến và phát triển trong công việc cực hấp dẫn.
Tìm việc làm kế toán mới ra trường
6. Bật mí tìm việc làm kế toán công nợ nhanh chóng, hiệu quả với work247.vn
Bạn đang muốn tìm việc làm kế toán công nợ cho bản thân. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các doanh nghiệp tuyển dụng vị trí công việc này, nhưng cần có cách để bạn ứng tuyển vào vị trí tuyển dụng này được nhanh chóng và hiệu quả. Gợi ý cho bạn nên tìm việc tại website work247.vn để có được những có hội việc làm tốt nhất.
Tại work247.vn, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều các công việc khác nhau, các doanh nghiệp hiện đang tuyển dụng vị trí kế toán công nợ nhanh chóng và hấp dẫn. Thông qua đó, bạn có thể ứng tuyển trực tiếp vào vị trí công việc này để đảm bảo phát triển với công việc được tốt nhất.
Thông tin của công việc được cập nhật liên tục, nhanh chóng giúp ứng viên có cơ hội tốt nhất ứng tuyển vào vị trí công việc kế toán công nợ cho bản thân.
Qua chia sẻ về mô tả công việc kế toán công nợ trong bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc và các yêu cầu đối với vị trí công việc này. Hy vọng, với các thông tin chia sẻ ở trên, bạn sẽ nhanh chóng tìm được việc làm và ứng tuyển thành công vào vị trí kế toán công nợ trong doanh nghiệp hiện nay.