Để đảm bảo rằng mẫu CV xin việc của bạn sẽ trở thành lợi thế trong bối cảnh cạnh tranh với các ứng viên khác. Mẫu CV đó cần một hình thức thiết kế thật đẹp và bao gồm nội dung bên trong có thể thuyết phục 100% nhà tuyển dụng. Vì vậy, những chia sẻ sau đây của Work247.vn sẽ giúp bạn nằm lòng những bí quyết tạo ra một mẫu CV kinh doanh hấp dẫn nhất!
1. Tại sao bạn nên cần đến CV nhân viên kinh doanh?
Đầu tiên, chúng ta cần đánh giá đến tầm quan trọng của mẫu CV kinh doanh. Tại sao lại như thế? Như chúng ta đã biết, nền kinh tế nước nhà mặc dù đã trải qua nhiều sóng gió, tuy nhiên đến tận ngày hôm nay đã có những thay đổi về diện mạo hết sức đáng kể. Minh chứng cho điều này là hàng loạt các lĩnh vực ngành nghề được sản sinh, hàng loạt những doanh nghiệp đã hình thành và đáp ứng tối đa các nhu cầu của xã hội.
Tuy nhiên, bạn vẫn chưa thực sự tìm được công việc mình yêu thích, hoặc có thể bạn không đủ yêu cầu, hoặc có thể bạn không biết thế hiện những giá trị của mình để “rao bán” trước mặt nhà tuyển dụng. Một bối cảnh cạnh tranh đang diễn ra hằng ngày, trên hầu hết các lĩnh vực, và tất nhiên, bao gồm cả lĩnh vực tuyển dụng việc làm. Vì vậy, một CV nhân viên kinh doanh được chuẩn bị tốt sẽ đánh bật các ứng viên khác nếu bạn muốn.
Mẫu CV kinh doanh được thiết kế và tùy chỉnh chỉ dành cho các vị trí liên quan đến lĩnh vực này. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm một công việc, chẳng hạn như nhân viên kinh doanh, thì bạn nên ứng tuyển bằng cách gửi cho nhà tuyển dụng một mẫu CV nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp. Các mẫu CV xin việc được viết chung cho mọi vị trí ứng tuyển dường như sẽ bị loại bỏ ngay lập tức.
2. Bố cục CV kinh doanh
Có khá nhiều bố cục cho một mẫu CV. Có thể là bố cục CV theo dạng kinh nghiệm, bố cục CV theo dạng chức năng hoặc cũng có thể là kết hợp hai bố cục này lại với nhau. Trên thực tế, lời khuyên là bạn nên sử dụng mẫu CV kết hợp. Bởi bố cục mẫu CV này đã được các nhà tuyển dụng xem như là một thói quen. Hơn hết nó cũng được sử dụng phổ biến cho mọi loại đối tượng. Với bố cục CV kết hợp và một background CV đẹp mắt, người có kinh nghiệm hay không có kinh nghiệm cũng có thể lựa chọn được.
3. Hướng dẫn cách viết mẫu CV nhân viên kinh doanh chuẩn nhất
Mặc dù không có một khuôn mẫu nào để làm CV online theo những mẫu CV. Tuy nhiên trên thực tế, một số nội dung được hướng dẫn dưới đây bạn cần bắt buộc đưa vào mẫu CV nhân viên kinh doanh của mình.
3.1. Thông tin liên hệ trong CV kinh doanh
Có thể bạn nghĩ thông tin liên hệ chỉ cần điền đầy đủ thông tin vào là được và không có gì cần lưu ý. Tuy nhiên tuy nó là một nội dung cơ bản, nhưng đồng thời cũng là nội dung quan trọng nhất. Thông tin liên hệ như là một cầu nối trung gian giúp sợi dây liên kết giữa bạn và nhà tuyển dụng không bị đứt hay ngắt quãng.
Viết thông tin liên hệ cần thiết phải có địa chỉ, quê quán, năm sinh, số điện thoại cá nhân,... Quan trọng nhất trong thông tin liên hệ là địa chỉ email và số điện thoại. Bởi đây cũng chính là hai phương thức mà nhà tuyển dụng có thể làm cơ sở liên hệ với ứng viên có tiềm năng. Nếu viết sai hai thông tin này, bạn biết chuyện gì sẽ xảy ra rồi đấy!
3.2. Trình độ học vấn trong CV kinh doanh
Sau thông tin liên hệ, trình độ học vấn chính là danh mục cơ bản tiếp theo mà bạn cần đưa vào CV kinh doanh của mình. Trình độ học vấn sẽ chứng minh bạn có phải là một ứng viên có bằng cấp chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp để làm công việc mà họ đang tuyển dụng hay không. Vì vậy, bạn cần cung cấp các thông tin bao gồm: trường học, chuyên ngành, thời gian học, số điểm tích lũy, xếp loại bằng cấp,...
Chẳng hạn, trình độ học vấn trong CV nhân viên kinh doanh sẽ bao gồm:
- Đại học Kinh tế Quốc dân (8/2014 - 6/2018)
- Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
- Tốt nghiệp loại: Giỏi
- Điểm tích lũy hệ 4: 3.6
Trình độ học vấn không giới hạn những bằng cấp ứng viên đưa vào. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc xem bằng cấp chuyên môn nào của mình là cao nhất, liên quan nhất đến việc hỗ trợ cho công việc bạn đang ứng tuyển. Đây là điều bạn cần thể hiện được khi ứng tuyển cho công việc này với bất kỳ ngôn ngữ gì dù là một CV xin việc bằng tiếng Hàn hay tiếng Anh miễn là ngôn ngữ đó phù hợp yêu cầu vị trí và doanh nghiệp cần.
3.3. Mục tiêu nghề nghiệp trong CV kinh doanh
Mục tiêu nghề nghiệp là “mảnh đất” mà ứng viên có thể thể hiện tự do những mong muốn và tham vọng cá nhân của mình. Một mục tiêu nghề nghiệp khôn ngoan sẽ luôn biết cách tiếp thị những giá trị của ứng viên cho nhà tuyển dụng tiềm năng thấy.
Trong mẫu CV kinh doanh, bạn nên chia mục tiêu thành hai phần. Gói gọn trong khoảng 3 đến 4 câu, bao gồm mục tiêu ngắn hạn trước mắt và mục tiêu dài hạn trong tương lai. Nhiều ứng viên hay mắc sai lầm bởi viết mục tiêu khá chung chung, không rõ ràng và không có điểm nhấn để nhà tuyển dụng có thể phân biệt bạn với các ứng viên còn lại.
Mục tiêu nghề nghiệp lên nói lên mong muốn cụ thể của bạn trong công việc như thế nào. Quan trọng là bạn cần nêu lên cách thức và sự quyết tâm thực hiện các mục tiêu đã được đặt ra đó. Bên cạnh đó, cần cụ thể hóa những mục tiêu dài hạn. Chẳng hạn như: phấn đấu trong 3 năm lên vị trí trưởng phòng kinh doanh. Cuối cùng, đừng quên rằng mục tiêu của bạn cũng chính là mục tiêu của doanh nghiệp.
Ví dụ cho mục tiêu nghề nghiệp trong CV nhân viên kinh doanh như sau:
- Với vai trò là một nhân viên kinh doanh, tôi sẽ vận dụng các kiến thức và kỹ năng để mở rộng mạng lưới khách hàng, nâng cao doanh số, vượt chỉ tiêu và đưa ra một số giải pháp khi cần thiết.
- Trong 2 năm, bằng chính những nỗ lực của mình, tôi mong muốn được thăng tiến lên vị trí trưởng nhóm kinh doanh, và trong 5 năm tới, tôi sẽ chinh phục được chức danh trưởng phòng.
3.4. Kinh nghiệm nghề nghiệp trong CV xin việc kinh doanh
Kinh nghiệm nghề nghiệp trong CV nói chung và trong CV kinh doanh nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Mặc dù vậy, nhiều ứng viên không thực sự đầu tư cho danh mục nội dung này. Nhà tuyển dụng cần những người thực sự có kinh nghiệm trong bộ phận kinh doanh. Thông thường, những ứng viên có kinh nghiệm sẽ được ưu tiên hơn, bởi khi nhận việc, ứng viên vừa có thể tiếp thu nhanh, vừa không cần mất quá nhiều thời gian đào tạo của công ty.
Nếu bạn đã từng làm công việc kinh doanh, bạn nên liệt kê hết tất cả các công việc liên quan vào mục kinh nghiệm. Bao gồm cả công ty, thời gian làm việc bắt đầu và kết thúc, vị trí và vai trò làm việc, nhiệm vụ công việc, thành tích đạt được. Viết kinh nghiệm trong CV nhân viên kinh doanh, bạn chỉ nên đưa trung bình 3 công việc vào danh mục này, đừng quá tập trung mô tả công việc của bạn, hãy tập trung vào những số liệu cụ thể.
Chẳng hạn như:
- Công ty TNHH Work247.vn (2/2013 - 5/2019)
- Vị trí: Nhân viên kinh doanh
- Vai trò nhiệm vụ:
+ Mở rộng khách hàng, tăng doanh số vượt chỉ tiêu trung bình 5% vào mỗi tháng định kỳ.
+ Xây dựng chiến lược, giới thiệu thành công sản phẩm mới, tăng doanh thu cho công ty đạt hơn 20% trong năm 2015.
+ ....
3.5. Kỹ năng nghề nghiệp trong CV nhân viên kinh doanh
Kỹ năng cũng là một nội dung khá quan trọng trong CV. Là một cá nhân làm tại bộ phận kinh doanh, bạn cần có một số kỹ năng nhất định mà nhà tuyển dụng mong đợi bạn mang đến với vai trò cụ thể của mình. Hãy cố gắng đưa chúng vào xuyên suốt trong CV kinh doanh của bạn, càng nhiều càng tốt, nhưng phải liên quan và đừng quá xa rời công việc ứng tuyển nhé.
- Xây dựng mối quan hệ: xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng là một phần quan trọng của bất kỳ một công việc nào liên quan đến bộ phận kinh doanh. Vì vậy, bạn cần phải cho nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn có khả năng biến các khách hàng xa lạ thành các khách hàng thân thiết.
- Động lực: khả năng duy trì động lực là điều cần thiết cho một chuyên viên làm kinh doanh, vì vậy hãy làm điều này nổi bật trong suốt mẫu CV của bạn.
- Kiến thức về sản phẩm: khách hàng có nhiều khả năng mua từ người bán am hiểu những sản phẩm mà họ đang cung cấp. Hãy cho nhà tuyển dụng biết về các ví dụ mà bạn đã vận dụng kiến thức sản phẩm của bạn trong công việc cũ như thế nào.
- Giao tiếp: giao tiếp dường như là một kỹ năng thống trị mọi kỹ năng. Đặc biệt trong kinh doanh, giao tiếp còn yêu cầu cao hơn nữa. Nhà tuyển dụng nên biết cách bạn ăn nói khôn khéo, thuyết phục, đàm phán và thương lượng với khách hàng như thế nào.
- Bên cạnh các kỹ năng quan trọng trên: CV kinh doanh cũng cần tham khảo các kỹ năng chẳng hạn như tự tin, khẳng định, năng động, thúc đẩy, sáng tạo, làm việc nhóm, làm việc độc lập, lắng nghe và quyết đoán.
Tìm việc làm chuyên viên kinh doanh
4. Một số lưu ý quan trọng khi viết CV kinh doanh
Viết mẫu CV nhân viên kinh doanh sẽ không quá khó khăn nếu bạn thực sự đã tìm hiểu các yêu cầu trước đó của nhà tuyển dụng. Một số lưu ý chính khi viết mẫu CV kinh doanh có thể sẽ cần bạn phải cân nhắc như sau:
4.1. Định lượng mọi thành tựu của bạn
Để loại bỏ những phỏng đoán về giá trị tiềm năng của bạn, đưa ra những con số cụ thể cho từng thành tích mà bạn đã đạt được là tốt nhất. Trong kinh nghiệm nghề nghiệp của bạn, hãy đưa ra ví dụ cụ thể về thành tích kinh doanh. Càng chi tiết sẽ càng có lợi. Đừng chỉ nói “đáp ứng các chỉ tiêu doanh số”, nhà tuyển dụng sẽ tin bạn hơn khi nói rằng “đã dẫn dắt và thúc đẩy nhóm bán hàng tạo ra doanh số 3 trăm triệu trong một tháng, vượt 20% chỉ tiêu doanh nghiệp đề ra”.
Định lượng các kết quả này bằng các sự kiện và số liệu cụ thể, rõ ràng sẽ cho phép nhà tuyển dụng đánh giá bạn cao hơn so với các ứng viên còn lại.
4.2. Nếu ít kinh nghiệm, hãy nhấn mạnh vào kỹ năng
Làm thế nào để một sinh viên mới tốt nghiệp ra trường có thể viết hết mục kinh nghiệm nghề nghiệp trong CV nhân viên kinh doanh chưa có kinh nghiệm? Điều này có vẻ hơi làm khó họ. Tuy nhiên, với các sinh viên mới ra trường, các doanh nghiệp thường tập trung xem xét phần kỹ năng nhiều hơn. Bên cạnh các kỹ năng, danh mục hoạt động ngoại khóa cũng là nơi dễ dàng nhắm tới.
Sinh viên khi không có kinh nghiệm, hãy làm nổi bật các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng mềm của mình. Nếu được, cụ thể hóa chúng bằng cách đưa vào những sự kiện cụ thể, chứng minh vì sao bạn có thể vận dụng tốt được các kỹ năng này. Chẳng hạn như: kỹ năng thuyết trình trong một buổi diễn thuyết với các sinh viên vừa mới nhập học, hay kỹ năng làm việc nhóm thông qua các hoạt động team building được nhà trường tố chức hằng năm,...
4.3. Bạn có thể viết thông tin thêm
Thông tin thêm tuy là một danh mục có thể tùy chỉnh có hoặc không có trong một mẫu CV xin việc. Tuy nhiên, có khá nhiều ứng viên không biết tận dụng nội dung này. Với danh mục thông tin thêm, bạn hoàn toàn có thể bổ sung những nội dung bạn cho là hỗ trợ cho mẫu CV xin việc của bạn thật hoàn hảo nhất.
Đó có thể là danh mục chứa các phẩm chất kỹ năng đặc biệt của bạn, hay cũng có thể là sở thích, sở trường, thậm chí là một câu nói hay một quan điểm nghề nghiệp nào đó mà bạn rất tâm đắc.
4.4. Đừng bỏ qua mục người tham chiếu
Người tham chiếu - cơ sở chứng minh ứng viên có trung thực hay không. Nếu một mẫu CV cho nhân viên kinh doanh được liệt kê khá nhiều kinh nghiệm việc làm, nhưng cuối CV lại không xuất hiện thông tin người tham chiếu, thì mẫu CV xin việc kinh doanh của bạn dường như không có tính thật và tính cụ thể trong đó.
Viết người tham chiếu như một cách mà bạn khẳng định với nhà tuyển dụng rằng, những thông tin mà bạn đã cung cấp trong bản CV là hoàn toàn đúng với sự thật. Nếu cần nhà tuyển dụng có thể kiểm tra với thông tin người tham chiếu được cung cấp.
4.5. Đặt một tiêu đề cho CV của bạn
CV cần có tiêu đề, đó là điều cần thiết mà bạn không nên xem nhẹ. Khi CV của bạn có một cái tên, nhà tuyển dụng cũng có thể dễ dàng hơn trong công tác sàng lọc ứng viên, đánh giá bạn chuyên nghiệp hơn, phân biệt bạn với ứng viên khác hơn.
Tuy nhiên, đừng lấy một tiêu đề nhàm chán, chẳng hạn như “CV ứng tuyển” hay “CV xin việc”. Tiêu đề CV kinh doanh nên ghi rõ tên họ đầy đủ của bạn và vị trí công việc cụ thể mà bạn đang ứng tuyển là gì.
Ví dụ về tiêu đề CV:
VÕ NỮ HOÀNG YẾN
NHÂN VIÊN KINH DOANH
Tìm việc làm cộng tác viên kinh doanh
5. Cách tạo CV nhân viên kinh doanh
Hãy nhớ rằng, bất kể nội dung trong CV của bạn có đặc sắc đến đâu, nhưng hình thức không được bắt mắt và chỉn chu thì cũng khó có thể nổi bật hơn những ứng viên còn lại. Vì vậy, muốn một thiết kế chuyên nghiệp, bạn cần nhận được sự hỗ trợ từ các website cung cấp trình tạo CV miễn phí.
Trong đó Work247.vn là một gợi ý hàng đầu. Tại đây, bạn sẽ tìm được mẫu CV xin việc nhân viên kinh doanh dễ dàng. Hơn hết, chúng được thiết kế sắc sảo, ấn tượng và nội dung thì vô cùng phong phú để bạn có thể làm tài nguyên tham khảo cho riêng mình. Không chỉ những mẫu CV kinh doanh mà còn những mẫu CV theo ngành nghề khác như CV xây dựng, CV hành chính nhân sự để các bạn ứng viên sử dụng.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên tạo CV nhân viên kinh doanh như thế nào cho phù hợp, không biết cách tạo chuẩn ra sao. Thì cùng truy cập ngay Work247.vn để có được những CV tạo sẵn theo mẫu ấn tượng nhất.
6. Tải CV Nhân Viên Kinh Doanh
CV nhân viên kinh doanh từ lâu đã và đang trở thành nhu cầu của nhiều người. Để tải CV nhân viên kinh doanh cũng không phải là khó khăn với thời buổi internet hiện nay. Bạn có thể tải mẫu CV nhân viên kinh doanh thông qua nhiều định dạng như word, pdf. Tất cả đều tạo cho bạn sự thuận tiện nhất khi tải CV kinh doanh về máy tính.
Với CV của Work247.vn, việc thiết kế CV đã không còn quá khó khăn đối với bạn. Chỉ cần chọn một mẫu thiết kế CV bạn yêu thích nhất, điều chỉnh nó theo các công cụ, tính năng mà chúng tôi đã cung cấp. Sau đó download mẫu CV nhân viên kinh doanh đơn giản chỉ trong 5 phút. Với giao diện thân thiện, hiểu người dùng, dễ sử dụng. Work247.vn quả thực sẽ không làm bạn phải thất vọng.
7. Một số CV Nhân Viên Kinh Doanh mẫu đẹp
Bạn đang muốn tìm một số CV Nhân Viên Kinh doanh mẫu. Chúng tôi gửi tới bạn một số mẫu CV Nhân Viên Kinh doanh thiết kế đẹp nhất:
Mẫu CV Nhân Viên Kinh Doanh 05
Mẫu CV Nhân Viên Kinh Doanh 04
Mẫu CV Nhân Viên Kinh Doanh 01
Một công việc tốt cần một mẫu CV tốt, và với CV kinh doanh, bạn nên đầu tư khá nhiều để tăng giá trị cạnh tranh của mình. Hy vọng những chia sẻ thực tế trên đây sẽ giúp bạn sở hữu một mẫu CV nhân viên kinh doanh ấn tượng nhất!