Muốn chinh phục việc làm thẩm định giám định thì bạn cần phải bước qua cửa ải đầu tiên - vòng loại hồ sơ mà nhà tuyển dụng đưa ra. Ở đây, bất kể ứng viên nào sở hữu bản CV thẩm định giám định chất lượng đều có cơ hội được vào vòng sau. Vậy bạn đã biết cách viết CV ngành nghề này chất lượng và hiệu quả như thế nào? Mình cùng nhau khám phá ngay nhé!
1. Thiếu đi mẫu CV thẩm định giám định chất lượng cơ hội sẽ ở xa bạn hơn
Ai cũng biết, sự xuất hiện của một bản CV xin việc ở thời điểm hiện tại là vô cùng cần thiết, tất nhiên tầm quan trọng này cũng được bàn cho cả mẫu CV thẩm định giám định.
Một ứng viên mong muốn trở thành một thẩm định viên hoặc một giám định viên mà lại không sở hữu cho mình một bản thâu tóm thông tin chất lượng thì còn gì để nói.
Nhà tuyển dụng sẽ chẳng chấp nhận bất cứ một trường hợp ngoại lệ nào, đã là cuộc thi thì chỉ tìm ra người xuất sắc nhất, ngay cả đợt tuyển dụng thẩm định, giám định viên cũng vậy.
Vì có đặc tính khác biệt so với những ngành nghề khác, thẩm định hay giám định viên thường là 2 vị trí rất khó có được. Ngay cả những người có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng mềm tốt lại có cả kinh nghiệm làm nghề thực tế cũng chưa chắc “có cửa”. Vậy bạn phải làm sao?
Hãy dành thời gian, công sức đầu tư cho bản CV xin việc thẩm định giám định của mình, một nội dung hoàn hảo chắc chắn sẽ không làm bạn thiệt thòi đâu. Khi màn pr bản thân của bạn được thể hiện tốt nhất thì cũng là lúc cơ hội sở hữu việc làm mơ ước trở thành hiện thực.
Nếu bạn chưa biết cách tạo ra bản CV thẩm định, giám định hoàn hảo, điều đó thật đáng tiếc. Nhưng không sao bởi vì bắt đầu lại từ giờ không phải là quá muộn. Hãy học cách viết CV hoàn hảo cho ngành nghề của bạn dưới đây để nâng cao tỷ lệ được tuyển dụng cho mình nhé.
2. Hướng dẫn cách viết CV thẩm định giám định đầy đủ nhất
Không chỉ là ứng viên đối thủ, khi tham gia ứng tuyển vào việc làm thẩm định giám định thì bạn còn phải đối mặt với nhà tuyển dụng khó tính của mình. Không có cách nào khác ngoài việc chuẩn bị một bản CV thẩm định giám định chất lượng để tiến vào sâu hơn. Hãy tham khảo những hướng dẫn cách viết từng phần mà work247.vn chia sẻ ngay sau đây để có thêm kiến thức bạn nhé.
2.1. Viết thông tin cá nhân trong CV thẩm định giám định
Như đã nói, mẫu CV thẩm định, giám định thực sự là thứ vũ khí biết nói lợi hại mà ứng viên không nên bỏ qua. Bằng ngòi bút của mình, bằng khả năng chắt lọc thông tin đang sở hữu thì bạn hoàn toàn có thể tự tạo cho mình một cơ hội mới đầy tiềm năng.
Viết thông tin cá nhân trong CV thẩm định giám định không quá khó, tất cả những gì bạn cần đề cập chỉ là họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ thường trú, địa chỉ hiện tại và một số địa chỉ liên lạc.
Hãy nhớ rằng, đừng đưa vào một địa chỉ email quá trẻ trâu, mặc cho có nhìn “lồi” mắt vẫn không thấy tên bạn đâu, bạn cũng đừng đánh đố nhà tuyển dụng bằng cách ghi số điện thoại sai hay không thực tế bởi nhà tuyển dụng có thể cho bạn rớt bất cứ lúc nào đấy. Ngay từ khi cả 2 chưa có ấn tượng gì về nhau, hãy chủ động tạo cho nhà tuyển dụng một cảm giác yên tâm, một sự tin tưởng về bạn. Chắc chắn nếu làm được thì bạn là ứng viên nắm chắc phần thắng trong tay rồi.
Xem thêm: Chứng thư thẩm định giá là gì và những điều cần biết?
2.2. Mục tiêu nghề nghiệp trong CV thẩm định giám định viết thế nào?
Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng vì sao mình lại bị trượt ở những vòng ứng tuyển trước hay không? Có thể nào nguyên nhân là do bạn thiếu đi một mục tiêu nghề nghiệp quyết đoán. Hoặc có thể là do mục tiêu nghề nghiệp của bạn chẳng ăn nhập gì với vị trí đang ứng tuyển,... Vậy có cách nào để khắc phục và cho bản thân mình 1 cơ hội mới?
Hãy bắt đầu lại bằng phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV thẩm định giám định, ở đây bạn sẽ thể hiện tách biệt mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn để nhà tuyển dụng nhìn thấy ở bạn có sự quyết đoán. Việc phân tách rạch ròi giữa các mục tiêu với nhau cũng chứng tỏ tác phong làm việc của bạn chất lượng như thế nào. Chắc chắn bạn sẽ ghi điểm tuyệt đối ở phần này.
Xem thêm: Thẩm định giá bất động sản và các phương pháp thẩm định
2.3. Bạn đã biết trình bày trình độ học vấn cùng kinh nghiệm nghề nghiệp trong CV xin việc thẩm định giám định?
Trình độ học vấn hay kinh nghiệm nghề nghiệp trong CV thẩm định, giám định thường khiến nhiều ứng viên lo lắng. Hầu hết ai cũng cho rằng đây là 2 mục quan trọng nhất nên rất hoang mang khi đặt bút vào “vùng đất” này.
Thực ra thì quan trọng cũng có nhưng không phải là hoàn toàn đúng, bởi vì tuỳ vào từng nhà tuyển dụng mà bất kỳ thông tin nào của bạn trong mẫu CV xin việc thẩm định, giám định cũng đều trở nên quan trọng.
Rất có thể nhà tuyển dụng này quan trọng trình độ và kinh nghiệm nhưng đối với người tuyển dụng khác thì nó cũng là thông tin hết sức bình thường. Vậy nên dù là thông tin nhỏ hay lớn thì hãy trình bày làm sao cho chúng chất lượng nhất là được.
Với nghề thẩm định, giám định viên, bạn cần phải tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan tới thẩm định, giám định. Bạn có thể có xuất thân từ một số trường danh tiếng như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế - Luật, Học viện Tài chính,... nếu vậy thì cơ hội của bạn sẽ rất lớn đấy.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên thẩm định
2.4. Những tố chất cần có phải trình bày ra sao khi viết CV thẩm định giám định đây?
Với một thẩm định, giám định viên, bạn không những phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải sở hữu những tố chất mà nhà tuyển dụng yêu cầu, những tố chất này khi sở hữu, bạn sẽ thấy công việc của mình diễn ra thuận lợi hơn.
Tuy không trực tiếp liên quan tới chuyên môn thế nhưng nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ dành tấm vé ưu tiên nếu như bạn là người sở hữu nhiều kỹ năng liên quan tới việc làm này nhất.
Bạn có thể đưa ra một số tố chất liên quan như là có kỹ năng quản lý, có thể sắp xếp thời gian theo số lượng công việc được giao,...
3. Mách bạn những điều nên tránh khi viết CV thẩm định giám định
Khi viết CV thẩm định giám định, ứng viên cần đảm bảo không mắc phải một số lỗi sai sau đây:
Thứ nhất, sai lỗi trình bày. Trong khi một cấu trúc mẫu CV xin việc thẩm định giám định đòi hỏi phải ngắn gọn, súc tích và sạch sẽ mà bỗng bạn đi ngược lại quy chuẩn đó thì coi như cơ hội này đã chấm dứt từ đây. Chỉ cần nhìn vào cách trình bày là nhà tuyển dụng phần nào đánh giá được con người bạn như thế nào, có thực sự phù hợp với việc làm này hay không. Những chuyên viên thẩm định hay giám định có đặc điểm là khá kỹ tính, họ tỉ mỉ và rất tiểu tiết cho nên nếu thuộc tuýp người xuề xoà thì thật tiếc bạn không phù hợp với công việc này rồi.
Thứ hai, đừng bao giờ sai lỗi chính tả khi viết CV xin việc nếu không đừng mong có cơ hội trở thành thẩm định hay giám định viên chuyên nghiệp. Tuy là lỗi sai cơ bản thế nhưng nó sẽ khiến bạn phải out ngay lập tức khỏi cuộc chơi nếu mắc phải. Những ứng viên mắc phải lỗi sai này thường là người cẩu thả, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người không chuyên tâm trong công việc, như vậy bạn càng không có căn cứ nào để phù hợp với nghề thẩm định, giám định viên cả.
Ngoài ra, một số lỗi mà ứng viên vị trí thẩm định, giám định nói riêng và các ứng viên ngành nghề khác nói chung thường hay mắc phải đó chính là không tập trung vào vấn đề chính. Vì muốn đưa quá nhiều thông tin đến nhà tuyển dụng cho nên họ đã không cân nhắc được đâu là điều quan trọng cần phải nhắc tới, làm cho nội dung mẫu CV trở nên bị loãng hơn. Vì vậy đây cũng là một lỗi cần chú ý nếu như bạn có quyết tâm theo đuổi việc làm thẩm định, giám định này.
Cách viết CV thẩm định giám định trên đây có thực sự hữu ích đến bạn? Work247.vn hy vọng bạn sẽ sớm thành công với sự lựa chọn của mình, nhanh chóng thực hiện được ước mơ để thay đổi bản thân theo cách toàn diện nhất.