Mỹ phẩm - thời trang là một trong những ngành hứa hẹn sẽ có những sự bùng nổ trong tương lai. Nhất là khi các xu hướng ở hai lĩnh vực này có sự thay đổi nhanh chóng và tác động cực kỳ lớn tới thị hiếu và gu thẩm mỹ của người tiêu dùng. Và để không khiến mình tụt hậu hay đi sau thời đại thì CV xin việc ngành mỹ phẩm thời trang sẽ giúp bạn chinh phục các vị trí việc làm vô cùng tiềm năng trong ngành này. Cùng khám phá về cách viết CV xin việc ngành mỹ phẩm thời trang đầy tính nghệ thuật dành cho bạn nhé!
1. Cách viết CV xin việc ngành mỹ phẩm thời trang
CV xin việc tưởng chừng như rất quen thuộc và dễ dàng để tạo ra khi đây là một yếu tố không thể thiếu trong hành trình xin việc của mọi ứng viên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng không phải ai cũng biết tạo cho mình một CV xin việc chuẩn chỉnh và phát huy được tối đa vai trò của CV cả. Nhất là với ngành mỹ phẩm thời trang, một ngành đòi hỏi về gu thẩm mỹ và sự nghệ thuật thì bản CV xin việc cũng cần phải chứa đựng và thể hiện được các yếu tố mang tính “nghệ thuật” sâu sắc.
Vậy, cách viết CV xin việc ngành mỹ phẩm thời trang ra sao để đụng trúng tim nhà tuyển dụng và nắm bắt cơ hội cho mình? Nếu bạn đang là một ứng viên đang trong hành trình tìm kiếm cơ hội cho bản thân trong ngành này thì sẽ không thể bỏ lỡ những thông tin dưới đây.
Trước tiên, bạn cần nắm bắt bố cục trong một CV xin việc ngành mỹ phẩm thời trang cho mình để không bỏ lỡ bất cứ thông tin cần thiết nào. Cụ thể thì những nội dung cần triển khai trong CV ngành mỹ phẩm thời trang sẽ gồm: phần thông tin cá nhân, phần bằng cấp và trình độ học vấn, phần mục tiêu nghề nghiệp, phần kinh nghiệm và các kỹ năng trong công việc.
Ngoài ra, những phần thông tin khác có thể được đưa vào trong CV như phần sở thích, các thành tích đạt được hay các hoạt động ngoại khóa của bản thân,...
1.1. Viết thông tin cá nhân của bản thân
Phần thông tin cá nhân của bạn sẽ là phần mở màn trong CV xin việc ngành mỹ phẩm thời trang. Ở trong phần này, bạn sẽ cần đưa ra thông tin cơ bản về chính mình để giới thiệu với nhà tuyển dụng bạn là ai, cascyh thức liên hệ với bạn ra sao.
Những thông tin bắt buộc sẽ là: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, Địa chỉ hiện tại, Số điện thoại và Địa chỉ email. Là những thông tin cơ bản, do vậy mà cách viết không quá khó, tuy nhiên, bạn cần viết chính xác và đầy đủ các ký tự. Bởi sự sai sót nhẹ thôi cũng có khả năng gây ra ảnh hưởng tới quyền lợi của chính bạn khi nhà tuyển dụng không liên hệ được chẳng hạn.
Ngoài những thông tin trên, bạn hoàn toàn có thể đưa thêm thông tin về tình trạng hôn nhân và một bức ảnh cá nhân của mình. Với ngành mỹ phẩm thời trang, yếu tố ngoại hình đóng vai trò cực kỳ to lớn, do vậy mà việc đưa ra một tấm ảnh chỉn chu sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng. Thêm vào đó, nếu như bạn đang độc thân thì cập nhật thông tin ngay nhé. Sự “một mình” đôi khi sẽ giúp bạn tăng cơ hội trúng tuyển hơn khi có nhiều thời gian hơn dành cho công việc.
Đặc biệt, nếu như bạn ứng tuyển cho vị trí review về mỹ phẩm hay mẫu ảnh thời trang thì một đường link tới trang cá nhân với các sản phẩm của bản thân sẽ là một cách cực kỳ tốt trong việc tạo hiệu ứng hấp dẫn tới nhà tuyển dụng từ bạn.
Xem thêm: Hóa mỹ phẩm là gì? Ưu nhược điểm của các sản phẩm hóa mỹ phẩm?
1.2. Viết trình độ học vấn và bằng cấp
Thực tế thì ngành mỹ phẩm thời trang sẽ khá đa dạng các vị trí khác nhau. Và tùy từng vị trí sẽ có những đòi hỏi về trình độ học vấn và chuyên môn khác nhau. Ví dụ như vị trí thiết kế thời trang thì sẽ cần có chứng chỉ thiết kế chẳng hạn,...
Cách viết thông tin phần này cũng không quá khó khăn, các bạn chỉ cần đưa ra thông tin ở cấp bậc học cao nhất của mình mà thôi. Quá trình đi học từ mẫu giáo, cấp 1, cấp 2 hay cấp 3 thực sự là không cần thiết. Thay vào đó thì cao đẳng, đại học hay cao hơn nữa là thạc sĩ, tiến sĩ sẽ được khuyến khích với việc đưa ra thông tin cụ thể.
Tên trường, chuyên ngành đào tạo, niên khóa và loại tốt nghiệp sẽ là những điều mà bạn cần đưa ra trong phần thông tin này. Ưu tiên những chuyên ngành liên quan tới mỹ thuật và thời trang để đảm bảo sự phù hợp với chuyên ngành và lĩnh vực ứng tuyển nhất có thể.
Ví dụ:
2024 - 2024: Chuyên ngành thiết kế thời trang
Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội
Xếp loại: Giỏi
Ngoài ra thì chứng chỉ tiếng Anh, chứng chỉ Tin học văn phòng hay các chứng chỉ về khóa học thiết kế,...mà các bạn có cũng sẽ được ghi ở phần thông tin này. Kèm theo vẫn sẽ là thông tin thời gian và chứng chỉ đạt được.
1.3. Viết mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp sẽ không bao giờ thiếu quan trọng trong bất cứ CV xin việc nào, kể cả CV xin việc ngành mỹ phẩm thời trang. Những mục tiêu cụ thể, rõ ràng sẽ giúp bạn cho thấy được bản thân là một người có sự định hướng chi tiết cho tương lai của mình, đây là điều mà nhà tuyển dụng muốn thấy ở ứng viên.
Dù bạn ứng tuyển cho bất cứ vị trí nào của ngành mỹ phẩm thời trang thì tốt nhất hãy nên gắn mục tiêu của mình với mục tiêu mà công ty, doanh nghiệp đề ra. Cùng với đó là tách thành 2 mục nhỏ là mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn để cụ thể hơn về định hướng tương lai bản thân.
Ví dụ: Bạn ứng tuyển vị trí nhân viên thiết kế thời trang
- Mục tiêu ngắn hạn: Vận dụng tư duy thiết kế, sử dụng các phần mềm hỗ trợ và gu thẩm mỹ của bản thân để tạo ra những bộ trang phục ấn tượng, có tính ứng dụng cao trong đời sống và phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu mà thương hiệu hướng đến. Qua đó đúc kết được kinh nghiệm cho bản thân và góp phần lan tỏa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng.
- Mục tiêu dài hạn: Là một người có tinh thần cầu tiến trong công việc, tôi hy vọng trong 2 năm tới, mình sẽ trở thành một team leader tài năng của đội ngũ thiết kế và người quản lý tài giỏi của bộ phận trong 5 năm nữa.
Xem thêm: Việc làm nhân viên bán mỹ phẩm cao cấp
1.4. Viết kinh nghiệm làm việc
Chắc hẳn các bạn ứng viên đều hiểu rõ sự quan trọng của kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc như thế nào. Có kinh nghiệm làm việc tốt sẽ giúp bạn tự tin hơn trong nghề và “tay nghề” cũng sẽ được đảm bảo hơn rất nhiều.
Với CV xin việc ngành mỹ phẩm thời trang, bạn nên đưa ra các kinh nghiệm liên quan tới ngành mỹ phẩm thời trang là chính và không nên ghi quá dài dòng. Sự ngắn gọn nhưng đầy đủ các yếu tố cơ bản để nhà tuyển dụng việc làm hiểu là điều được ưu tiên.
Thêm vào đó, bạn nên ghi theo lộ trình thời gian từ hiện tại trở về trước, và sử dụng các con số hay các từ ngữ mang tính khen thưởng hoặc cơ hội thăng tiến. Điều này sẽ giúp hiệu ứng từ CV xin việc của bạn với nhà tuyển dụng tốt hơn.
Ví dụ: Bạn ứng tuyển vị trí chuyên viên bán hàng mỹ phẩm
9/2024 - 1/2024: Nhân viên viên bán hàng tại ABC
- Phụ trách bán các sản phẩm mỹ phẩm của thương hiệu ELF.
- Tận dụng sự hiểu biết về mỹ phẩm và tâm lý mua hàng của khách hàng chính là các bạn sinh viên, giới thiệu và mang đến những sự lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất dựa trên nhu cầu của khách hàng.
- Doanh số trong 3 tháng đầu tiên lên tới 20 triệu đồng.
- Trở thành nhân viên bán hàng xuất sắc của năm.
Xem thêm: Mô tả công việc của một nhân viên tư vấn mỹ phẩm cần làm những gì?
1.5. Viết kỹ năng làm việc
Kỹ năng được xem là sự hỗ cần thiết để bạn có thể hoàn thành tốt các công việc cũng như nhiệm vụ của bản thân. Mỗi một vị trí sẽ có những yêu cầu về kỹ năng riêng. Vì thế mà bạn cần tìm hiểu kỹ về các yêu cầu công việc ở từng vị trí để có thể đưa ra được kỹ năng phù hợp nhất.
Một vài kỹ năng cơ bản cần có như ngoại ngữ, tin học hay khả năng giao tiếp, xử lý tình huống,... Điều nên nhớ chính là bạn không nên sử dụng các thang đo kỹ năng mà một số mẫu CV gợi ý. Bởi không có một tiêu chuẩn cụ thể nào được đưa ra với thang đó và cũng không có mốc cụ thể cho những mức kỹ năng trong thang.
Tốt nhất đó là hãy liệt kê kỹ năng của bản thân một cách vừa đủ, không lan man, dài dòng và phù hợp với vị trí ứng tuyển.
Tóm lại, đó là cách sắp xếp CV xin việc trong ngành mỹ phẩm thời trang với thông tin về kinh nghiệm làm việc trước đây. Các bạn có thể dựa vào gợi ý trên để triển khai cho phần nội dung ở CV của mình.
2. Một số lưu ý khi viết CV xin việc ngành mỹ phẩm thời trang
CV xin việc ngành mỹ phẩm thời trang của bạn sẽ hoàn hảo hơn khi bạn chú ý tới những điều nhỏ mà có võ sau đây:
- Các phần trong bố cục CV có thể hoán đổi khi những nội dung trong bố cục của bạn chưa thực sự hoàn thiện. Nếu như bạn không có kinh nghiệm, hãy thay thế bằng thành tích, nếu như bạn không có bằng cấp thì chứng chỉ cũng sẽ là thông tin đáng giá.
Cần có sự linh hoạt trong cách sắp xếp bố cục nội dung CV sao cho hài hòa nhất. Tuy nhiên, sự chỉn chu, rõ ràng không được bỏ quên.
- Đảm bảo CV không có lỗi sai chính tả hay bất kỳ lỗi sai nào xuất hiện.
- Với các vị trí như thiết kế thì một portfolio các sản phẩm được gắn kèm sẽ tạo hiệu ứng tốt hơn cho bạn.
- Tận dụng các mẫu CV xin việc ngành mỹ phẩm thời trang có sẵn. Work247.vn sẽ mang tới cho các bạn các mẫu CV online cực ấn tượng và bắt mắt, đậm chất nghệ thuật để bạn không đánh rơi cơ hội của mình.
Trên đây chính là cách viết CV xin việc ngành mỹ phẩm thời trang. Mong rằng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết cho các bạn.