1. Những nội dung bạn cần tập trung khi viết cv điện – điện tử
CV điện – điện tử cũng tương tự như như những cv xin việc thông thường vì lẽ nó là tài liệu quan trọng bạn gửi tới nhà tuyển dụng để ứng tuyển vào vị trí công việc mong muốn của mình. Tuy nhiên, do đặc thù nghề nghiệp đặc biệt của mình thì cv điện điện tử sẽ có một số yêu cầu khác biệt mà người tìm việc sẽ cần đáp ứng trong bản cv của mình.
Điện – điện tử là lĩnh vực mà nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao khả năng làm việc trong thực tế của ứng viên thay vì những kiến thức và lý thuyết mà họ trình bày. Chính vì vậy, khi viết cv ngành điện – điện tử bạn cần làm nổi bật những khả năng làm việc trong thực tế đó của mình.Có nghĩa là trong quá trình viết tài liệu xin việc của mình bạn sẽ cần tập trung vào một số yêu cầu công việc tiêu biểu xoay quanh như sau:

- Kinh nghiệm của bạn về vấn đề thiết kế hệ thống điện, đưa hệ thống đó vào vận hành và bảo trì hệ thống điện: kinh nghiệm làm việc luôn là vũ khí quan trọng của ứng viên ngành điện – điện tử đặc biệt khi bạn ứng tuyển vào vị trí quản lý. Tuy nhiên với vị trí nhân viên bạn sẽ cần làm nổi bật kinh nghiệm liên quan đến việc thiết kế hệ thống điện, vận hành hệ thống mà mình thiết kế cũng như các hoạt động bảo trì hệ thống điện.
- Làm nổi bật khả năng của bạn trong việc đọc thông số kỹ thuật thiết kế và bản vẽ kỹ thuật: các thông số kỹ thuật là những thông tin mà chỉ có ứng viên ngành điện – điện tử mới có thể đáp ứng. Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp của mình từ những việc làm cơ bản này bạn nhé.
- Thể hiện khả năng của bạn trong việc tiến hành kiểm tra bảo dưỡng hệ thống điện: đây là yêu cầu công việc cơ bản mà gần như bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn tìm thấy ở ứng viên của mình. Đây cũng chính là việc làm thường nhật mà kỹ sư điện – điện tử thực hiện thường nhật.
- Kỹ năng viết và trình bày báo cáo của bạn: không phải ai cũng có thể đọc các bản thiết kế mạch điện, các báo cáo, … và kỹ sư điện – điện tử có trọng trách quan trọng đó.
- Giải thích khả năng của bạn để phát triển ngân sách, ước tính chi phí lao động và vật liệu: đây là một điểm cộng trong công việc làm nhà tuyển dụng rất thích ở ứng viên của mình. Bạn cũng không nên bỏ qua điều này nhé.
- Kiến thức của bạn về bảng mạch, bộ xử lý, chip, thiết bị điện tử, … kiến thức này sẽ giúp bạn tạo nên sự khác biệt trong bản cv xin việc của chính mình.
- Có khả năng sử dụng phần mềm thiết kế chuyên gia mới nhất: ứng dụng khoa học công nghệ trong công việc là điều mà nhà tuyển dụng luôn khuyến khích ở ứng viên của mình. Đây sẽ điểm cộng rất lớn cho bản cv của bạn đồng thời nó thể hiện sự khác biệt, sự nhạy bén của bạn trong công việc cũng như trong sự phát triển của công nghệ mới.

- Làm thế nào bạn có thể xác định các vấn đề điện phức tạp và sau đó đánh giá các tùy chọn và thực hiện các giải pháp? Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao nếu bạn thể hiện được những kinh nghiệm làm việc và giải quyết các vấn đề trong thực tế thông qua bản cv điện – điện tử của mình.
- Bạn cần thể hiện khả năng làm việc cá nhân hoặc khả năng biến mình trở thành một phần của nhóm, một số kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, …: một số kỹ năng mềm sẽ là điều không thể thiếu trong cv của bạn, nhớ chọn lựa thật kỹ năng kỹ năng này để viết vào cv xin việc của mình bạn nhé:
- Giải thích sự hiểu biết sâu rộng của bạn về kỹ thuật điện và điện tử, xử lý tín hiệu số và viễn thông: bạn có thể thể hiện điều này trong cv xin việc của mình hay trong buổi phỏng vấn của nhà tuyển dụng.
Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng những thông tin này, chúng ta cùng bắt đầu vào cách viết cv điện – điện tử cho mình bạn nhé.
2. Cách viết cv điện – điện tử chuẩn xác và hoản hảo nhất cho bạn
Về cơ bản thì cv điện – điện tử bao gồm các phần là: thông tin cá nhân, trình độ chuyên môn, kỹ năng, mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, ... Cụ thể về cách viết các mục này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bạn nhé!
2.1. Cách viết thông tin các nhân và trình độ chuyên môn trong cv điện – điện tử
Thông tin các nhân trong cv điện điện tử chính là những thông tin các nhân bạn bao gồm số điện thoại, địa chỉ hiện tại sinh sống, họ và tên, địa chỉ email và đôi khi là địa chỉ fb và ngày tháng năm sinh của bạn. Một số doanh nghiệp hay một số vị trí công việc yêu cầu ngoại hình và bạn sẽ phải cung cấp ảnh trong cv của mình.

Cách viết những thông tin này rất đơn giản, bạn chỉ cần liệt kê theo các mục có sẵn trong mẫu cv điện – điện tử của mình. Lưu ý nhỏ cho bạn khi viết mục này đó là sự chính xác để từ thông tin này, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên hệ với bạn.
Bên cạnh thông tin cá nhân sẽ là trình độ chuyên môn – nơi bạn học tập và đào tạo. Trình độ chuyên môn trong cv điện – điện tử trường bao gồm trường đại học và chuyên ngành điện - điện tử, công trình cơ điện, tự động hóa, ... theo chuyên ngành mà bạn được đào tạo.
Không nên kể tên trường cấp 1, cấp 2 hay cấp 3 trong mục trình độ chuyên môn này. Nó sẽ khiến bản cv của ban thiếu nghiêm túc cũng như khiến nhà tuyển dụng đánh gia không cao về bạn, họ sẽ cho rằng bạn chưa tìm hiểu kỹ yêu cầu tuyển dụng, yêu cầu công việc hay bạn không đáp ứng trình độ chuyên môn mà họ đưa ra, ...
2.2. Mục tiêu nghề nghiệp và kỹ năng trong cv điện – điện tử nên viết như thế nào?
Mục tiêu nghề nghiệp cơ bản sẽ chia thành hai phần là mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài. Mục tiêu trước mắt sẽ là những định hướng công việc mà bạn xác định trong thời gian ngắn như học tập được kinh nghiệm làm việc, các kiến thức chuyên môn, ... Mục tiêu lâu dài sẽ là những định hướng phát triển sự nghiệp trong tương lai của bạn như thăng tiến đến vị trí nào đó trong tương lai.

Ví dụng mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai bạn có thể viết như sau: “Tìm kiếm công việc ổn định, lâu dài đồng thời học tập được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng làm việc. Trở thành quản lý hệ thống cơ điện tử và tự động hóa của doanh nghiệp trong năm năm tới”
Kỹ năng sẽ là yếu tố cần thiết và quan trọng với cv điện – điện tử của ứng viên. Bạn có thể liệt kê hoặc tự chấm điểm theo thang điểm về các kỹ năng làm việc của mình. Một số kỹ năng tiêu biểu bạn nên viết trong cv như sau: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, khả năng sử dụng các phần mềm đặc biệt của chuyên ngành điện – điện tử, ... Đây sẽ là điểm cộng rất lớn của bạn trong mắt nhà tuyển dụng của mình.
2.3. Cách viết kinh nghiệm trong cv điện – điện tử
Phần kinh nghiệm làm việc được đánh giá là trái tim của toàn bộ bản cv xin việc điện – điện tử. Đây là phần quan trọng nhất của toàn bộ tài liệu xin việc này. Thông qua kinh nghiệm làm việc bạn sẽ khẳng định sự phù hợp của bản thân với vị trí công việc đó. Về cơ bản thì kinh nghiệm làm việc sẽ được trình bày theo dạng:
- Chức danh công việc cụ thể
- Công ty cụ thể bạn đã làm việc cho
- Địa điểm và ngày bạn làm việc ở đó
- Tổng quan ngành về những gì bạn đã làm - 2 dòng
- Danh sách chi tiết hơn các chức năng công việc - 3 hoặc 4 dòng
- Danh sách các dự án chính làm việc, vai trò của bạn, khoảng thời gian
- Mỗi dự án bạn muốn đề cập đến bất kỳ thử thách đặc biệt nào không?
- Bạn muốn có một phần chú thích của chú thích – điều gì khiến bạn cần đến chú thích này?
Đầu tiên là chức danh công việc của bạn. Bạn muốn chức danh công việc của bạn phù hợp với các yêu cầu công việc bạn sẽ ứng tuyển. Các nhà tuyển dụng phải thấy một kết nối ngay lập tức giữa các chức danh công việc của bạn và nhu cầu của họ. Một số chức danh thường được liệt kê trong cv điện điện tử là: nhân viên kỹ thuật điện, chuyên viên kỹ thuật điện – điện tử và tự động hóa, quản lý hệ thống điện – điện tử, thợ điện, ...
Sau phần này sẽ là tên doanh nghiệp và thời gian làm việc của bạn. Nếu bạn làm việc nhiều hơn 1 doanh nghiệp trong lịch sử công việc của mình thì hãy liệt kê nó theo chiều thời gian đảo ngược. Nghĩa là những vị trí và công việc được làm gần đây nhất sau đó mới đến những công việc về trước đó. Nếu như những công việc trong lịch sử bạn làm dưới 3 tháng bạn cũng nên hạn chế kể trong kinh nghiệm làm việc của mình. Vì lẽ nó sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá rằng bạn là người hay nhảy việc, bạn không phù hợp và không thể gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của họ.
Nội dung chính của kinh nghiệm làm việc sẽ xoay quanh những công việc bạn đã thực hiện được trong quá khứ. Hãy sử dụng những từ khóa chính để thể hiện công việc này một cách đầy đủ và nổi bật cho bạn. Lúc này hãy sử dụng những thông tin mà chúng ta cùng nhau nói trong phần 1 của bàn, đó là những điều bạn xác định cần có trong cv của mình như:
- Kinh nghiệm của bạn về thiết kế, phát triển và bảo trì hệ thống điện.
- Làm nổi bật khả năng của bạn để đọc thông số kỹ thuật thiết kế và bản vẽ kỹ thuật.
- Thể hiện khả năng của bạn để tiến hành kiểm tra.
- Kinh nghiệm về phát triển ngân sách, ước tính chi phí lao động và vật liệu.
- Kiến thức của bạn về bảng mạch, bộ xử lý, chip, thiết bị điện tử, …
- Có khả năng sử dụng phần mềm thiết kế chuyên gia mới nhất.
.jpg)
Lưu ý nhỏ cho bạn khi viết kinh nghiệm làm việc đó là không viết những kinh nghiệm làm việc không liên quan như bán hàng, nhân viên pha chế, dọn dẹp vệ sinh, ...
Tìm việc làm công nhân điện tử
2.4. Sở thích, người tham chiếu, giải thưởng và hoạt động trong cv
Sở thích sẽ một phần tiết lộ tính cách trong công việc của bạn, đừng ngần nại nêu ra những sở thích của mình bạn nhé. Tuy nhiên không nên kể nhiều về những sở thích không tốt và không hỗ trợ nhiều cho công việc.
Người tham chiếu là người mà nhà tuyển dụng liên hệ với họ, hỏi thông tin về bạn, họ có thể là đồng nghiệp cũ, là người quản lý trước đây của bạn hay giải viên của bạn trong trường đại học. Bạn viết người tham chiếu sẽ bao gồm thông tin về họ và tên, chức vụ và số điện thoại liên hệ. Tuy nhiên nhớ báo và xin phép họ trước khi viết vào cv xin việc của mình bạn nhé.
Giải thưởng và hoạt động là phần cuối cùng trong cv, nó sẽ giúp thể hiện bạn là người năng động hay nhiệt huyết. Trong đó giải thưởng sẽ minh chứng cho chính năng lực, cho những điều mà bạn đã kể trong cv xin việc của mình. Còn hoạt động tham gia thông thương là những hoạt động thiện nguyện, ...
Cuối cùng, trước khi gửi bản cv xin việc điện – điện tử này tới nhà tuyển dụng bạn hãy kiểm tra, check lỗi chính tả lần cuối trước khi gửi bạn nhé. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn nắm rõ về cách viết cv điện – điện tử cho mình.