1. CV phát triển thị trường là gì?
Hiện nay CV phát triển thị trường đang có rất nhiều người hiểu sai về nó. Trước khi bạn sở hữu cho mình một CV xin việc phát triển thị trường độc – lạ nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu nhà tuyển dụng thì bạn cần phải hiểu cơ bản về loại CV này.
CV phát triển thị trường chính là những CV bạn gửi đến nhà tuyển dụng với mong muốn ứng tuyển vào các vị trí phát triển thị trường. Đương nhiên, đây sẽ là “tín hiệu” đầu tiên giúp cho bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng thông qua các kỹ năng, kinh nghiệm hay trình độ học vấn của mình. Nó cũng giúp cho bạn tạo nên “thương hiệu” của chính mình đối với nhà tuyển dụng.
CV xin việc phát triển thị trường có thể nói chỉ dành riêng cho những ai ứng tuyển vào các vị trí công việc tương đương, với CV này thì không thể dành cho những “đứa con ngoại lai” được. Như vậy bạn sẽ được cho là thiếu chuyên nghiệp, không hiểu biết khi “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
Hãy hiểu hơn về CV ngành phát triển thị trường để có cái nhìn toàn diện hơn và bước đầu chuẩn bị tỏa sáng cho CV của mình nhé.
2. Tầm quan trọng của CV xin việc phát triển thị trường
Đối với mỗi ứng viên xin việc thì bạn cần phải hiểu rõ về tầm quan trọng của CV phát triển thị trường đối với chính mình. Nếu như bạn muốn tạo được ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng trước cho cuộc phỏng vấn thì bạn cũng cần phải hiểu về tầm quan trọng CV xin việc ngành phát triển thị trường. Đặc biệt đối với các ứng viên mới ra trường, kinh nghiệm cho công việc này không được nhiều. Cùng với đó là khá nhiều ứng viên bị loại khi chưa thực sự chăm chút vào CV. Chính vì thế mà đây chính là lý do để chúng tôi muốn bạn biết về tầm quan trọng của CV phát triển thị trường.
Đối với CV xin việc phát triển thị trường sẽ là “tín hiệu” đầu tiên mà bạn gửi đến nhà tuyển dụng, tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng bằng những kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ học vấn. Đặc biệt, ấn tượng ban đầu là cái mà không thể nào có được lần thứ hai. Nếu như bạn tạo được ấn tượng tốt thì đây sẽ là cái để bạn dễ dàng hơn với vòng phỏng vấn.
CV xin việc ngành phát triển thị trường còn là công cụ gửi đến nhà tuyển dụng với những mong muốn về vị trí tìm việc của bạn. Bằng những thông tin ngắn gọn mà bạn gửi đến nhà tuyển dụng cũng chính là một bản PR cho chính bản thân mình. Thông qua những thông tin có trong CV thì nhà tuyển dụng sẽ có những cái nhìn đầu tiên, xem bạn có phù hợp với vị trí đó hay không? Nếu như CV của bạn phù hợp thì họ sẽ gọi điện đến cho bạn hẹn phỏng vấn. Nếu không nhận được phản hồi, có nghĩa là bạn đã bị loại đi chính thức.
Bên cạnh đó thì CV phát triển thị trường cũng giúp cho bạn thể hiện được những khả năng, năng lực, trình độ học vấn phù hợp với vị trí phát triển thị trường. Thể hiện sự chuyển nghiệp của bạn trong cách viết CV, trình bày CV. Những điều này giúp cho bạn có thể “lấy lòng” với nhà tuyển dụng một cách nhanh chóng nhất đó.
Ngoài ra, CV của bạn còn thể hiện một thông điệp muốn truyền tải đến nhà tuyển dụng rằng, bạn đang thật sự nghiêm túc với vị trí công việc đó và mong muốn được làm ở vị trí phát triển thị trường
Như vậy CV dành cho nhân viên phát triển thị trường vừa thể hiện được sự chuyên nghiệp của bạn vừa khẳng định được “thương hiệu” cá nhân, việc “lấy lòng” nhà tuyển dụng là điều đương có thể đối với CV phát triển thị trường của bạn.
Như vậy với tầm quan trọng của CV phát triển thị trường thì bạn đã thấy sự cần thiết phải đầu tư cho CV của mình rồi chứ?
Việc làm phát triển thị trường
3. Bố cục của CV nhân viên phát triển thị trường
Đối với những bạn sinh viên hay những bạn ít khi tiếp xúc với CV nói chung và CV phát triển thị trường nói riêng thì chắc chắn các bạn cũng sẽ không biết bố cục của CV có bao nhiêu phần. Phần nào nên tập trung vào và phần nào không nên quá sa đà. Để có cái nhìn tổng quát hơn về CV nhân viên phát triển thị trường thì trong nội dung phần này chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn biết “bộ xương” của CV phát triển thị trường gồm mấy phần nội dung chính.
Nhìn chung thì CV phát triển thị trường hay với các CV khác thì đều có bố cục gần giống nhau, thế nhưng về cách viết nội dung sẽ hoàn toàn khác nhau. Bố cục gồm:
- Phần một: thông tin cá nhân
- Phần hai: nội dung chi tiết về trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng,…
- Phần ba: kết luận bao gồm các thông tin liên hệ như người tham chiếu hay sở thích cá nhân.
4. Cách viết CV phát triển thị trường chuẩn nhất
Đối với cách viết CV phát triển thị trường, tùy vào từng người khác nhau, tùy vào từng các diễn đạt khác nhau hay thông điệp mà bạn muốn gửi đến nhà tuyển dụng thì sẽ có những cách viết khác nhau, tạo nên phong cách cá nhân của bạn, thế nhưng vẫn phải đảm bảo tiêu chí phù hợp với yêu cầu chung của nhà tuyển dụng. Trong nội dung phần này, chúng tôi sẽ hưỡng dẫn bạn cách viết CV chuyên nghiệp, vừa thể hiện phong cách cá nhân vừa có thể đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.
4.1. Cách viết phần mở đầu
Trong phần mở đầu này sẽ là các thông tin cá nhân của bạn như: Họ tên, địa chỉ email, số điện thoại liên lạc (hãy ghi thêm cả số máy bàn hoặc một số điện thoại khác nữa mà có thể liên lạc được), ngày tháng năm sinh, quê quán.
Phần mở đầu này cũng chính là nội dung đầu mà bạn muốn gửi đến nhà tuyển dụng nhằm hướng đến việc “chào hỏi” đầu tiên, cung cấp cho nhà tuyển dụng những thông tin cơ bản nhất về cá nhân của bạn. Đây cũng là một cách để tạo ấn tượng và sự ghi nhớ đầu tiên của bạn với nhà tuyển dụng đó. Chính vì thế mà hãy đảm bảo tính chính xác nhé.
4.2. Cách viết phần nội dung chính của CV phát triển thị trường
- Cách viết phần trình độ học vấn:
Trình độ học vấn so với hiện nay cũng không còn quá quan trọng với nhà tuyển dụng nữa, bạn cũng không cần quá lo lắng khi trình độ của mình không phù hợp với công việc đó. Trong phần này hãy ghi rõ các nội dung như:
+ Trường học
+ Bằng cấp
+ Xếp loại, điểm trung bình
- Cách viết phần kỹ năng:
Chủ yếu hiện nay các nhà tuyển dụng luôn ưa chuộng ứng viên có nhiều kỹ năng mềm để phục vụ, hỗ trợ cho công việc. Đôi khi yếu tố kỹ năng còn được đánh giá cao hơn là trình độ học vấn. Chính vì thế mà trước khi bạn ứng tuyển vào vị trí này thì hãy chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết để CV của bạn sáng hơn nhé.
Các kỹ năng mà nhân viên phát triển thị trường nên có như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng chịu áp lực công việc, thuyết trình,….với mỗi kỹ năng bạn liệt kê ra thì hãy đánh cho nó mức điểm mà bạn cho là phù hợp nhé.
- Cách viết phần kinh nghiệm làm việc:
Đối với kinh nghiệm làm việc, trước tiên bạn nên ưu tiên những kinh nghiệm có liên quan đến công việc phát triển thị trường của mình như: nhân viên marketing, nhân viên bán hàng,…với các kinh nghiệm như thế này thì bạn hãy trình bày theo thời gian từ xa đến gần, sao cho logic và dễ nhìn là được. Chứ đừng có ghi hết tất cả các công việc trước giờ mà bạn làm thêm nhé.
Đặc biệt đối với những người đã đi làm ở vị trí nhân viên phát triển thị trường thì bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm để viết hơn, nhưng đối với một số bạn sinh viên mới ra trường mà chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề đó đâu nhé. Bạn có thể tận dụng khoảng thời gian thực tập sinh của mình, hoặc là với các vị trí công việc khác. Thế nhưng trong phần này bạn cần phải nói rõ bạn nhận được, học hỏi thêm được các kỹ năng gì. Ví dụ:
+ Làm thêm ở cửa hàng quần áo từ 6/209 – 3/2024 (cửa hàng Nhiên)
+ Vị trí công việc: Nhân viên bán hàng
+ Mô tả công việc: Chọn đồ cho khách, giúp khách hàng thử đồ, thanh toán cho khách, tư vấn, lau dọn cửa hàng sạch sẽ,…
+ Kinh nghiệm nhận được: học hỏi thêm được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống với các khách hàng khó tính, biết làm việc nhóm.
Các kinh nghiệm việc làm không quá quan trọng, chỉ cần bạn biết tận dụng nó thì nó sẽ làm cho CV phát triển thị trường của bạn sánh hơn đó.
- Cách viết phần mục tiêu nghề nghiệp:
Trước khi viết mục tiêu nghề nghiệp của mình ở vị trí này thì bạn cần phải tìm hiểu xem mục tiêu của công ty nơi bạn ứng tuyển là gì. Để cho bạn không bị quá xa vời mục tiêu chung của doanh nghiệp. Đặc biệt cần phải chú ý, không được râu ông nọ cắm cằm bà kia nhé. Ví dụ như đang xin vào vị trí phát triển thị trường nhưng lại mong muốn được làm trưởng phòng hành chính nhân sự. Đương nhiên khi đọc xong mục tiêu này bạn có thể bị loại ngay lập tức đó.
Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy, tất cả những cái mà bạn làm, bạn nỗ lực đều là vị sự phát triển chung của công ty, đều là vì sự cống hiến cho công ty chứ đừng thể hiện lợi ích cá nhân của mình.
4.3. Cách viết phần kết của CV phát triển thị trường
Trong phần này bạn có thể trình bày thêm cả sở thích cũng được. Liệt kê các sở thích của mình để làm bàn đạp cho CV phát triển thị trường nổi bật hơn nhé.
Phần người tham chiếu có chức năng giống như khẳng định CV của bạn hoàn toàn đúng và hợp pháp. Đối với phần người tham chiếu có thể là thầy cô, đồng nghiệp, cấp trên của bạn ở chỗ làm trước. Chính vì thế mà bạn cũng cần phải để lại thông tin liên lạc của họ cho nhà tuyển dụng nhé.
Tìm việc làm nhân viên phát triển thị trường Nhật Bản
5. Những điều lưu ý khi viết CV ngành phát triển thị trường
- Chính tả, có thể bạn đã nghe quá nhàm chán về lưu ý này, thế nhưng nó thật sự cần thiết với bạn đó, vì sẽ chẳng có một nhà tuyển dụng nào muốn lựa chọn một ứng viên viết sai quá nhiều lỗi chính tả trong 1 – 2 trang giấy như vậy cả. Chắc chắn nhất vẫn là kiểm tra lại trước khi bạn viết nhé.
- Màu sắc của CV, đối với một CV phát triển thị trường, công việc này đã thể hiện sự năng động chính vì thế mà hãy chọn những CV có màu sắc tươi sáng, trẻ trung như: vàng cam, hồng, xanh nhạt, xanh dương,…để thu hút sự chú ý hơn nhé.
- Lựa chọn nơi cung cấp CV, nếu như chưa biết thiết kế CV phát triển thị trường thì bạn có thể tìm ngay đến địa chỉ vieclam88.vn để có cho mình những mẫu CV độc đáo, mang nhiều phong cách khác nhau. Vừa thể hiện được cá tính của bạn nhưng vẫn có thể làm hài lòng nhà tuyển dụng.