Để tạo được dấu ấn đặc biệt cho nhà tuyển dụng để bạn dễ dàng được chọn vào hành nghề bất động sản thì hãy cập nhật ngay mọi chia sẻ ở bài viết này nhé.
1. Tổng quan về CV bất động sản
CV xin việc bất động sản là một bản tóm tắt thông tin của ứng viên có liên quan đến khả năng làm việc trong ngành bất động sản. Những thông tin này bao gồm trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, các hoạt động, bằng cấp, chứng chỉ … Thông qua đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được tổng quan khả năng của ứng viên có phù hợp với công việc đang cần tuyển dụng trong ngành bất động sản hay không. Ứng viên cũng thông qua bản CV bất động sản để cố gắng chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy được các giá trị của bản thân có thể đáp ứng vị trí đang ứng tuyển.
Nói chung, CV bất động sản là diện mạo của ứng viên, đại diện cho tất cả hình ảnh và chứa đựng sự cố gắng gửi gắm của ứng viên về giấc mơ nghề nghiệp. Cố gắng đầu tư chỉn chu và đúng cách cho loại giấy tờ này cũng là cách bạn pr thật tốt cho chính mình trước nhà tuyển dụng để họ quyết định trao chiếc chìa khóa vàng mở cửa sự nghiệp cho bạn. Vậy thì CV cần được triển khai trình bày như thế nào mới giúp đạt được hiệu quả mà bạn mong muốn.
2. Cách xây dựng mẫu CV xin việc bất động sản giàu sức hút
2.1. Chuẩn bị tốt là bước đệm để CV bất động sản có được sự hoàn hảo
Trước khi học cách triển khai từng phần chi tiết trong CV bất động sản, bạn nên có một sự chuẩn bị thật kỹ bởi đây sẽ là một bước đệm cực kỳ quan trọng cho mẫu CV xin việc hoàn chỉnh ra đời. Đây cũng coi như bước đầu tiên của quá trình tạo CV bất động sản. Làm ngay 3 việc sau đây sẽ giúp bạn thu thập được những thông tin đắt giá để trình bày bản CV.
2.1.1. Xác định rõ vị trí ứng tuyển trong ngành bất động sản
Lĩnh vực bất động sản là một mảng ngành rộng lớn, bao chứa rất nhiều vị trí nghề nghiệp trong đó. Mỗi vị trí sẽ đòi hỏi trình độ nghiệp vụ khác nhau.
Nhà tuyển dụng cũng đặt rõ vấn đề về vị trí cụ thể cần tuyển. Vậy nên bạn sẽ phải xác định rõ vị trí nào muốn ứng tuyển để có sự chuẩn bị tốt nhất các yếu tố nghiệp vụ mà vị trí đó cần, không phải muốn ứng tuyển vị trí nào cũng được trong khi ở mỗi mảng lại đòi hỏi sự đầu tư thời gian học hỏi không phải chỉ ngày một ngày hai.
Như vậy, sự chuẩn bị này cần có thời gian cho quá trình học hỏi, đào tạo mới có đủ các yếu tố nền tảng để tạo CV ứng tuyển.
Mặt khác, sau khi đã có được các kỹ năng, trình độ nghiệp vụ nhất định, bạn có thể tìm hiểu các vị trí tuyển dụng để biết được bản thân có những lợi thế nào có thể đáp ứng. Khi đó bạn sẽ đưa chúng ra một cách hệ thống để khẳng định với nhà tuyển dụng thông qua CV rằng bạn hoàn toàn có những điều kiện tốt để đáp ứng vị trí đó.
Sự chuẩn bị tốt nhất để tạo CV xin việc bất động sản chất lượng
2.1.2. Nghiên cứu nhà tuyển dụng
Không chỉ nhà tuyển dụng mới tìm hiểu ứng viên mà ở chiều ngược lại, ứng viên cũng cần thiết tìm hiểu thật kỹ nhà tuyển dụng mình muốn chinh phục. Bản chất, nhà tuyển dụng tìm hiểu ứng viên họ cần đều có sự tác động của chính ứng viên, bởi ứng viên chủ động ứng tuyển, nghĩa là bạn phải giải bài toán làm sao để hài lòng nhà tuyển dụng thông qua CV, từ cách trình bày cho đến các thông tin được đưa vào CV đều phải chọn lọc có dụng ý. Đó chẳng phải là việc chính ứng viên phải hiểu rõ nhà tuyển dụng cần gì ở mình mới có thể đưa được các thông tin trúng đích hay sao?
Rất nhiều ứng viên đã viết CV bằng quán tính mà không có sự tìm hiểu gì về nhà tuyển dụng. Đó là một thiếu sót cực kỳ lớn vì các nội dung trong CV được viết dường như không chứa giá trị đích. Nó giống với việc, dù CV cần phô trương thế mạnh nhưng nếu bạn đưa vào rất nhiều thế mạnh mà vị trí tuyển dụng đó không cần đến thì quả thực cũng rất vô ích.
Vậy làm thế nào để nghiên cứu hiệu quả nhà tuyển dụng? Không phải đến tận công ty để tìm gặp và “phỏng vấn” nhà tuyển dụng cần gì ở bạn vì chắc chắn điều đó không thể được. Thật đơn giản, bạn chỉ cần dựa vào chính bản tin tuyển dụng được đăng tải. Ở đó có chứa những “dặn dò” của doanh nghiệp về những điều ứng viên cần đáp ứng. Quá rõ ràng như vậy mà bỏ qua không chỉ lãng phí mà còn khiến bạn không nắm bắt được cơ hội đó.
2.1.3. Phác thảo CV xin việc bất động sản
Từ việc biết rõ vị trí ứng tuyển và nắm bắt nhà tuyển dụng muốn gì để đưa các giá trị đó vào CV thì đã đến lúc bạn phải phác thảo nên một bản CV xin việc bất động sản tiệm cận được giá trị cần hiển hiện. Khâu này sẽ giúp tạo một khung chắc chắn cho CV xin việc để sau đó bạn chỉ việc đưa các nội dung chắt lọc vào trong để làm nên sự hoàn chỉnh, toàn diện cho CV.
Vậy bạn cần phác thảo CV như thế nào?
Hãy định hình sẵn CV của bạn sẽ được xuất hiện bằng định dạng gì, xây dựng bố cục ra sao, chọn cỡ chữ trong CV và font chữ thế nào. Rất nhiều ứng viên đã nghĩ CV thì chỉ cần tập trung cho nội dung chính là đủ nhưng không, nếu suy nghĩ đó tồn tại trong bạn, cũng có nghĩa là bạn đã làm mất đi 50% cơ hội để tạo CV bất động sản hiệu quả. Cơ hội việc làm ngành này sẽ càng xa vời hơn nữa.
Không phải ai cũng dễ dàng để phác thảo CV bất động sản và nếu bạn chưa có kinh nghiệm tạo CV, bạn hoàn toàn có thể vận dụng cách khác để cuối cùng vẫn đi đến đích tạo được CV hoàn chỉnh. Hãy tham khảo nguồn tài nguyên có sẵn từ môi trường trực tuyến hay tận dụng sự trợ giúp của các cá nhân đã có kinh nghiệm. Ít nhất những phương pháp này cũng đem đến cho bạn biết được một mẫu CV hoàn chỉnh cần gì và phải sắp xếp thế nào.
2.2. Cách viết để tạo hiệu quả bất ngờ cho CV bất động sản
Ngành bất động sản tạo cơn sốt cho thị trường lao động bằng rất nhiều vị trí tuyển dụng nhu cầu cao như nhân viên kinh doanh bất động sản, nhân viên tư vấn nhà đất, nhân viên thẩm định, ... Tưởng chừng như dễ dàng để phù hợp với công việc nhưng cho đến khi bạn bắt tay triển khai bản CV bất động sản để xin vào một trong các vị trí đó thì mới nhận thấy rốt cuộc mình cần ghi gì, viết gì để khiến nhà tuyển dụng lựa chọn? Những câu hỏi này sẽ được giải quyết tốt nếu như bạn có được các bước chuẩn bị tốt như nội dung trình bày ở trên. Nhưng bạn vẫn cần phải có gợi ý cụ thể, sâu sắc cho từng giá trị nội dung bên trong CV để đảm bảo không một thông tin nào trở nên thừa thãi.
Ở dưới đây, chúng ta hãy xem cách các chuyên gia work247.vn triển khai nội dung như thế nào cho từng phần trong CV bất động sản.
2.2.1. Thông tin liên hệ thể hiện trong CV ngành bất động sản
Có thể bạn nghĩ rằng phần thông tin liên hệ không quá quan trọng để chú ý trong CV vì nó có lối trình bày khá đơn giản nhưng bạn cũng phải hiểu biết điều này, một mẫu CV xin việc bất động sản muốn được nhà tuyển dụng công nhận thì buộc nó phải chuyên nghiệp từ những thứ đơn giản nhất ấy. Thông tin liên hệ chẳng những không nằm bên ngoài quy luật đó mà thậm chí nó còn phải xuất hiện ở ngay vị trí đầu tiên, nhất định giá trị của phần này không tầm thường chút nào như chúng ta nghĩ.
Thông tin liên hệ sẽ phải chứa đựng phương thức liên lạc để khi cần thiết, nhà tuyển dụng có thể kết nối với bạn. Hãy đưa vào hai cách thức phổ biến nhất hiện nay đó là số điện thoại và địa chỉ email. Họ sẽ cho bạn biết kết quả sàng lọc CV bất động sản của bạn như thế nào. Rõ ràng, phần thông tin liên lạc là rất quan trọng, không như các thể hiện vô cùng cơ bản, đơn giản của nó. Do đó, bạn cũng phải cẩn trọng trong việc trình bày.
Hãy đảm bảo nguyên tắc đầy đủ và chính xác cho phần này. Theo đó, ngoài họ tên của bạn, hãy nêu rõ ngày/tháng/năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi ở và số điện thoại, email. Riêng email, bạn chọn email thỏa mãn hai điều kiện, một là email chắc chắn sẽ dùng thường xuyên kể từ sau khi đưa vào CV để có thể check thường xuyên kịp thời nhận thông báo từ nhà tuyển dụng; hai là email phải có tên nghiêm túc, thể hiện sự tôn trọng và trưởng thành, tốt nhất tên email chứa tên bạn và thông tin ngày tháng năm sinh.
2.2.2. Trình độ học vấn ở CV bất động sản nên viết thế nào?
Mặc dù hiện nay, có nhiều doanh nghiệp bất động sản đã không đặt nặng vấn đề về bằng cấp nhưng các vị trí tuyển dụng cao cấp của ngành thì không thể phá vỡ quy chuẩn này. Chẳng hạn việc tuyển dụng cho các vị trí trưởng phòng, trưởng nhóm kinh doanh bất động sản, giám đốc doanh nghiệp bất động sản, ... đương nhiên phải khẳng định được trình độ chuyên môn sâu của họ về ngành mà điều đó lại chỉ có thể chứng minh qua bằng cấp.
Vì vậy, tùy theo vị trí cụ thể trong việc ứng tuyển việc làm ngành bất động sản, chúng ta hãy cân nhắc thật cẩn thận việc đưa bằng cấp đúng cách, hợp tình hợp cảnh. Có thể đưa vào ít nhất từ 1 bằng cấp, cho dù đó không phải là tấm bằng chuyên môn bởi một số vị trí không đặt nặng vấn đề bằng cấp và mở rộng nhu cầu tuyển dụng như nhân viên môi giới, nhân viên sale bất động sản chẳng hạn, doanh nghiệp có thể chỉ yêu cầu bạn đáp ứng có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Còn ở các vị trí cao hơn, nhất định phải có bằng cấp chất lượng và thông tin kèm theo "sáng giá" thì mới giúp CV bất động sản nổi bật và gia tăng được sức mạnh cạnh tranh. Bạn cần nêu một tấm bằng chuyên môn, các chứng chỉ chuyên môn có liên quan mật thiết tới ngành bất động sản và tới trực tiếp vị trí công việc ứng tuyển. Ngoài ra, nêu thêm các thông tin về cơ sở và thời gian đào tạo, kết quả học tập, điểm trung bình, ...
Ví dụ, phần trình độ học vấn được trình bày như sau:
- Đại học "Tài nguyên và Môi trường Hà Nội"
- Niên khóa 2024 - 2024
- Ngành:đào tạo chuyên môn Kinh doanh bất động sản
- Xếp loại: Giỏi
- ĐIểm trung bình: 10: 8.0
Với phần thông tin trên, rất thích hợp để trình bày cho vị trí ứng tuyển ở các cấp quản lý trong ngành bất động sản.
2.2.3. Mục tiêu nghề nghiệp được trình bày ra sao trong CV ngành bất động sản?
Ngành bất động sản nói chung rất coi trọng phần mục tiêu nghề nghiệp. Điều này bắt nguồn từ đặc trưng của nghề: tính cạnh tranh lớn, rủi ro cao luôn tiềm ẩn đến chuyên gia phân tích cũng khó có thể dự đoán được. Ngoài ra, người làm trong ngành cũng phải gánh chịu những áp lực nặng nề từ nhiều phía: khách hàng và doanh nghiệp. Chính vì thế, bất cứ doanh nghiệp bất động sản nào cũng mong muốn tìm được ứng viên có đủ tự tin, sức mạnh chiến đấu và phải luôn vạch ra được mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng để từ đó vạch ra lộ trình phấn đấu đạt mục tiêu đó.
Tuy nhiên, mục tiêu nghề nghiệp được nhận định là phần khá khó viết vì nó nói đến những giá trị của tương lai, những việc muốn làm trong tương lai. Nhà tuyển dụng cần những giá trị đó phải có tính xác thực, thực tế thay vì một giấc mộng viển vông, hão huyền. Thế nên, muốn trình bày đúng điệu và thật chuyên nghiệp thì chắc chắn bạn phải nắm được bí quyết.
Thứ nhất, bạn cần biết viết mục tiêu càng ngắn gọn, súc tích càng tốt. Tránh tuyệt đối việc viết lan man không rõ ràng, không có đích hướng đến. Để thể hiện tốt và tránh được lỗi đó, các chuyên gia CV đều khuyên ứng viên nên chia thành hai phần mục tiêu: ngắn hạn và dài hạn. Nương theo đó, bạn vừa đảm bảo được những dự định sẽ làm không bị xa rời thực tế lại vừa giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy rõ lộ trình phát triển cho sự nghiệp mà bạn xây dựng. Về phong cách diễn đạt, tốt hơn hết là làm cho nhà tuyển dụng thấy được lối trình bày rõ ràng, sự chân thành và chân thật.
2.2.4. CV bất động sản nên viết kỹ năng gì để thuyết phục?
Sau phần mục tiêu nghề nghiệp, ứng viên nên đầu tư để xây dựng được phần kỹ năng đắt giá cho mẫu CV Bất động sản. Các công việc trong ngành bất động sản đều đòi hỏi ở nhân lực khả năng vận dụng kỹ năng cao, trong đó đặc biệt là các kỹ năng mềm. Vậy bạn nên đưa vào những loại kỹ năng gì để chắc chắn sau khi gửi CV đi thì bạn nhận được về tín hiệu tốt từ nhà tuyển dụng?
Đầu tư cho các kỹ năng của bản thân từ sớm, nhất là khi bạn cố ý dành sự đầu tư này cho sự nghiệp lĩnh vực bất động sản thì càng tốt, đây được gọi là sự định hướng chủ động có đầu tư nên sẽ đảm bảo bạn có được một bản cam kết về sự thành công khi theo đuổi ngành bất động sản. Ở các vị trí đặc biệt có khả năng "hái ra tiền" như việc làm tư vấn bất động sản, phân tích thị trường bất động sản thì bạn phải đặc biệt chú ý trình bày được và đúng cách những kỹ năng dưới đây, từ đó giúp cho nhà tuyển dụng tin vào những bản hợp đồng béo bở sẽ có khả năng được bạn tạo ra trong tương lai cho doanh nghiệp.
Thứ nhất là kỹ năng giao tiếp, giống như CV tư vấn bảo hiểm, giao tiếp được xác định là kỹ năng mềm quan trọng nhất mà các chuyên viên bất động sản nói chung phải có được và thậm chí là phải vận dụng được kỹ năng này thật tốt. Có nhiều khía cạnh khác nhau của việc vận dụng giao tiếp, ngoài lời nói thì người ta còn có thể sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ. Đó là thông qua các cử chỉ, hành động của cơ thể, qua biểu cảm, sắc thái nét mặt, ...
Thứ hai là kỹ năng lắng nghe, một người biết cách giao tiếp, tức là họ không chỉ biết nói ra những lời hay ý đẹp mà còn càng biết khéo léo lắng nghe người khác một cách tích cực. Và đây cũng chính là điểm mấu chốt làm nên chất lượng dịch vụ bền vững nếu bạn áp dụng điều đó cho hoạt động của ngành bất động sản. Bạn phải lắng nghe tất cả mọi người xung quanh bạn, liên quan đến nghề nghiệp của bạn, họ là đồng nghiệp, cao hơn nữa là lãnh đạo và xa hơn chính là khách hàng, đối tác. Mọi sự lắng nghe chú tâm sẽ giúp đem đến những phương án giải quyết vấn đề tốt nhất, là nền tảng tạo nên sự hiệu quả cao nhất cho công việc.Vậy nên trong bộ kỹ năng cần đưa vào CV bất động sản, cho dù ở vị trí nào cũng không thể thiếu khả năng này nhé.
Thứ ba, kỹ năng đàm phán không thể thiếu nếu bạn muốn bản CV bất động sản bị đánh giá là "thiếu cái gì đó". Bất kể gửi CV ứng tuyển ở vị trí sale hay tư vấn viên thì sự đàm phán lúc nào cũng phải trực chờ để sử dụng. Bởi nghề bất động sản nói chung là nghề đặt bạn ở vị trí trung gian giữa khách hàng và chủ đầu tư. Bạn cần phải làm việc với cả hai bên nên sự đàm phán phải được thực hiện một cách thông minh, khéo léo để làm sao giúp cả đôi bên đều đi đến thỏa thuận thống nhất, đôi bên cùng có lợi, cuối cùng kết quả mà bạn đạt được là một bản hợp đồng đẹp được ký kết. Nhà tuyển dụng bất động sản nào cũng mong chờ khả năng này của ứng viên nên ở những vị trí cần kíp như sale chẳng hạn, họ thường tìm kiếm thông tin về khả năng đàm phán trước hết.
Thứ tư, bạn hãy soát xem trong CV bạn đã trình bày lợi thế về sự kiên nhẫn hay chưa? Đặc điểm này vô cùng cần thiết đối với tất cả những ai muốn hành nghề bất động sản. Có hai lý do cho bạn hiểu vì sao nhà tuyển dụng lại coi trọng kỹ năng này ở ứng viên, một là bất động sản sau khi chốt còn phải trải qua cả một quy trình thủ tục khá rườm rà, chỉ có thời gian mới trả được cho bạn kết quả sau cùng; hai là vấn đề trước khi đi đến hợp tác, nhân viên ngành bất động sản phải đối mặt với những khách hàng cực kỳ khó tính, vậy nên nếu không kiên nhẫn, cũng sẽ chẳng có kết quả nào tạo ra.
2.2.5. Kinh nghiệm nghề nghiệp và cách ghi trong CV bất động sản
Bạn cần liệt kê ra những việc làm bất động sản đã từng làm trước đó. Trình tự liệt kê thích hợp đó chính là bắt đầu từ công việc gần nhất. Ở mỗi kinh nghiệm đều phải trình bày cụ thể các thông tin gồm thời gian, tên đơn vị, chức vụ và quan trọng nhất không thể thiếu thành tích đạt được.
Nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy được quá trình của bạn trong công việc dựa vào cách viết kinh nghiệm khá thông minh này. Từ đó đưa ra sự đánh giá về những nỗ lực trong suốt hành trình đó và đây cũng chính là cơ sở để họ định hình chủ động về hành trình tiếp theo của bạn nếu nhận vào làm việc ở công ty họ.
Nếu trường hợp bạn không có đủ kinh nghiệm liên quan, cách tốt để khắc phục điều này chính là liệt kê ra những công việc khác nhưng phải chứa đựng các giá trị liên quan tới nghề bất động sản. Chẳng hạn như bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh bất động sản, vậy thì hãy đưa ra kinh nghiệm bán hàng từng có.
2.2.6. Thành tích cũng là điểm sáng cho CV bất động sản
Thành tích trong CV là cách rất hay để chúng ta có thể khoe bản thân một cách khéo léo mà không lo bị phô trương thái quá. Các chuyên gia CV và tuyển dụng đều khuyên rằng việc dùng những thuật ngữ đo lường nên tận dụng triệt để và tối đa ở nội dung này. Bạn có thể đưa ra thông tin về việc bán được nhiều sản phẩm bất động sản nhưng phải nói rõ nhiều là bao nhiêu, bạn có thể nói rằng doanh số hàng tháng mang về cho công ty cũ là một con số đáng mơ ước, vậy thì cũng phải nêu cụ thể tổng doanh số đạt được.
Rõ ràng về bản chất, ứng viên chỉ cần đưa thông tin một vào CV online mẫu một cách chi tiết, tỉ mỉ thì đều có thể dễ dàng nhận được những tín hiệu cực kỳ tốt từ nhà tuyển dụng. Chắc chắn CV của bạn vì thế sẽ được nằm trong danh sách tiềm năng.
Việc làm kinh doanh bất động sản
3. Địa chỉ uy tín nào dành cho mục đích tạo CV bất động sản chất lượng?
Nếu đã nắm bắt một cách cơ bản về bí quyết viết CV bất động sản hiệu quả thì bạn phải có thêm kỹ năng trình bày chúng trong một hình thức như thế nào. Bởi, một bản CV ấn tượng cần phải có được một tổng thể vô cùng hòa hợp từ nội dung cho tới hình thức. Đọc đến đây, work247.vn đã đảm bảo hướng dẫn bạn cách xây dựng một nội dung CV bất động sản chất lượng. Vậy còn hình thức thì như thế nào? Cũng hay để website giúp bạn hoàn thiện nốt.
Lý do là vì work247.vn là địa chỉ uy tín hàng đầu chuyên cung cấp hàng ngàn mẫu CV xin việc ấn tượng, chuyên nghiệp. Trong đó các mẫu CV bất động sản được đội ngũ chuyên gia kỳ công nghiên cứu đã tạo ra rất nhiều mẫu CV đa dạng để người dùng thỏa thích chọn lựa. Một điều tuyệt vời khác mà ứng viên chắc chắn sẽ rất hài lòng là việc không phải trả phí. Chỉ cần đăng ký tài khoản để trở thành người bạn đồng hành cùng work247.vn là bạn đã có đủ điều kiện để nhận ưu đãi này. CV bất động sản không bị giới hạn về mặt thiết kế, lại được hỗ trợ 5 loại ngôn ngữ phổ biến nhất hiện nay như CV xin việc bằng tiếng Trung, tiếng Nhật, Hàn, tiếng Anh bên cạnh tiếng Việt. Bạn sẽ dễ dàng sử dụng để nộp tới bất cứ đơn vị nào, cho dù là công ty bất động sản nước ngoài hoặc công ty đa quốc gia.
Tìm việc làm chuyên viên tư vấn bất động sản
4. Cập nhật CV xin việc Bất động sản mẫu đẹp nhất
Tại work247.vn bạn có thể tìm được rất nhiều mẫu CV bất động sản có thiết kế đẹp mắt và ấn tượng. Tham khảo các mẫu tiêu biểu được đánh giá là đẹp nhất dưới đây để nhanh chóng chọn mẫu cho nhu cầu của bạn:
Như vậy, với những điều đã đề cập, bạn đã có được hiểu biết sâu sắc mẫu CV bất động sản và cách triển khai nó thật hiệu quả. Cũng từ đây, bạn hãy nhanh chóng áp dụng tất cả điều đó vào mẫu CV của mình để sớm chốt hạ được công việc yêu thích tại một công ty bất động sản mà bạn ao ước nhé.